Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tang bạch bì là một loại dược liệu có vị ngọt và tính hàn, được sử dụng phổ biến trong y học truyền thống với tác dụng chính là trị ho, suyễn và lợi niệu tiêu thũng. Để có cái nhìn chi tiết hơn, cùng tìm hiểu xem tang bạch bì có tác dụng gì với sức khỏe qua bài viết dưới đây.
Tang bạch bì là vỏ rễ của cây dâu tằm (Morus alba L.) đã được phơi hoặc sấy khô. Cây này ưa ẩm và ánh sáng, thường được trồng trên vùng có diện tích rộng bao gồm: Bãi sông, đất bằng và cao nguyên.
Tang bạch bì còn có tên gọi khác là: Sinh tang bì hoặc mã ngạch bì, là một loại dược liệu quý giá thuộc họ dâu tằm (Moraceae), có tên khoa học là Cortex mori Albae Radicis. Vỏ rễ của cây dâu tằm được chế biến để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và lõi gỗ bên trong. Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao khoảng 2 - 3m và có các đặc điểm sinh thái sau:
Ở Việt Nam, dâu tằm được tìm thấy ở một số địa phương nhưng số lượng không nhiều, và toàn bộ cây hiện đang được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Về quy trình chế biến tang bạch bì, sau khi thu hái phần vỏ rễ cây dâu tằm, vỏ được tẩy trắng, không mốc và không vụn. Có thể thu hoạch từ cuối mùa thu đến mùa xuân, và khi thu hoạch, chỉ những rễ to có đường kính từ 5mm trở lên được chọn. Sau khi đào lấy rễ dưới đất, rễ được rửa sạch bằng nước để loại bỏ đất, cát, bụi bẩn và tạp chất. Tiếp theo, lớp vỏ màu vàng được cạo bỏ để giữ lại lớp màu trắng ngà, và phần lõi được loại bỏ. Phần còn lại được cắt thành nhiều phần nhỏ phơi khô. Sau khi phơi, tang bạch bì sẽ trở nên giòn và kêu rắc khi bị bẻ gãy, đây là chỉ báo cho chất lượng tốt của nó. Cuối cùng, tang bạch bì được đóng gói trong bao bì kín để bảo quản.
Để bảo quản tang bạch bì, cần đặt nó trong bao bì kín, ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào dược liệu. Ngoài ra, cần tránh nơi ẩm ướt và mốc. Sau mỗi lần sử dụng, hãy đảm bảo đóng kín bao bì để duy trì chất lượng và sử dụng cho những lần sau.
Trước khi tìm hiểu tang bạch bì có tác dụng gì? Bạn nên biết qua thành phần hóa học của dược liệu này. Trong vỏ rễ dâu, có chứa những hợp chất flavonoid bao gồm: Mulberrin, mullberrochromen,... cùng với các axit hữu cơ, tanin, pectin và một lượng nhỏ tinh dầu.
Tang bạch bì được sử dụng trong điều trị các vấn đề lợi tiểu, bệnh thủy thũng, ho lâu ngày, hen, ho có đờm, băng huyết, sốt, cao huyết áp.
Các tác dụng dược lý của tang bạch bì có thể kể qua quá trình nghiên cứu đó là:
Trong y học cổ truyền thì tang bạch bì có tác dụng gì? Có thể thấy, vỏ rễ dâu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi thũng, giảm ho, trừ đờm, hạ suyễn. Thông thường được sử dụng để điều trị:
Dưới đây là các bài thuốc chữa với tang bạch bì mà bạn có thể áp dụng sau khi tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Trên đây là một số bài thuốc giúp bạn hiểu thêm tang bạch bì có tác dụng gì. Tùy cơ địa của mỗi người mà kết quả có thể không giống nhau khi điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp: "Tang bạch bì có tác dụng gì?". Đây là dược liệu được sử dụng rộng rãi mà cho hiệu quả khá cao với các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị, bạn nên mua tang bạch bì tại các địa chỉ uy tín và tuân thủ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...