Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tất tần tật về hội chứng sợ người lạ

Ngày 22/12/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chắc hẳn bạn đã không còn quá xa lạ với cụm từ “hội chứng sợ người lạ”. Người mắc chứng này sẽ bắt đầu xuất hiện nỗi sợ hiện khi tiếp xúc với người lạ hay văn hóa mới. Để giúp các bạn hiểu sâu và rõ hơn về hội chứng này, hãy cùng tìm hiểu với nhà thuốc Long Châu qua bài viết này nhé!

Sợ người lạ là hội chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, không hiếm người lớn cũng mắc phải tình trạng này do nhiều nguyên nhân như: Thiếu kỹ năng sống, nhút nhát, tự ti,…

Hội chứng sợ người lạ là gì?

Hội chứng sợ lạ - Xenophobia là thuật ngữ chung được áp dụng để biểu hiện nỗi ám ảnh xã hội, sợ tiếp xúc với ai đó xa lạ và khác biệt với mình. Một số người dễ bị nhầm lẫn hội chứng sợ người lạ với phân biệt chủng tộc (racism) hay kỳ thị phân biệt,… Hội chứng này có thể hiểu là thuộc một tình trạng tâm lý, bao gồm sợ hãi một cá nhân hoặc tập thể có đặc điểm khác biệt với người có hội chứng này.

Tất tần tật về hội chứng sợ người lạ

Hội chứng sợ người lạ thuộc một tình trạng tâm lý ở người

Biểu hiện của hội chứng sợ người lạ

Hội chứng sợ người là được biểu hiện qua việc sợ ai đó, tình huống tiếp xúc nào đó dù không thực sự có hại hay nguy hiểm. Cá nhân người bị hội chứng này có thể nhận thức được đây là nỗi sợ không có thực tế nhưng bản thân vẫn xuất hiện cảm giác sợ và không thể chế ngự.

Hầu hết những người bị mắc hội chứng này sẽ hạn chế hoặc không muốn tham gia các hoạt động bên ngoài. Họ sợ việc giao tiếp xã hội, luôn muốn hạn chế tiếp xúc tối đa với những người mà họ không biết. Một số người có chứng rối loạn lo âu xã hội này cũng thường có xu hướng cô lập mình.

Một số biểu hiện của người mắc hội chứng sợ tiếp xúc với người lạ đó là:

  • Có cảm thấy sợ hãi mạnh mẽ hay lo âu tức thời. Khi sắp hoặc tiếp xúc với người lạ sẽ có cảm giác khó chịu, đỏ mặt hoặc tim đập nhanh, tức ngực, buồn nôn, ớn lạnh,...
  • Cố tình và thường chủ động tránh để bản thân ở trong tình huống phải gặp gỡ người lạ nhắm muốn ‘’bảo vệ” mình.
  • Từ chối việc làm bạn, làm quen hoặc khó khăn khi kết nối, làm việc, nói chuyện với những người lạ.

Tất tần tật về hội chứng sợ người lạ

Người có hội chứng sợ người lạ thường có biểu hiện không muốn tiếp xúc

Nguyên nhân hội chứng sợ người lạ

Sợ tiếp xúc với người lạ là tình trạng không hiếm gặp. Những người hội chứng này sẽ cảm thấy e ngại, sợ hãi và thiếu tự tin khi phải giao tiếp với những người mới gặp. Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em do kỹ năng xã hội và chưa nhận thức được rõ ràng xung quanh. 

Hiện nay, nguyên nhân của hội chứng sợ người lạ chưa được nhận biết chính xác. Chỉ nhận định được một số yếu tố có thể tác động gây ra như sau:

  • Đặc điểm tính cách của bản thân người đó.
  • Yếu tố di truyền.
  • Trải qua sang chấn tâm lý.
  • Ảnh hưởng thì một số người trong gia đình bị mắc hội chứng này.

Khi bắt đầu trò chuyện với người lạ, lần đầu gặp, ai ai cũng không thể tránh khỏi cảm giác ngượng ngùng. Tuy nhiên, đây là phản ứng tâm lý bình thường không phải là biểu hiện của hội chứng sợ người lạ. Tóm lại người mắc hội chứng này sẽ không cảm thấy thoải mái, nặng hơn là khó chịu và sợ hãi khi phải nghĩ đến chuyện gặp gỡ, hay tiếp xúc trực tiếp gần giống như hội chứng ám ảnh sợ xã hội.

Ảnh hưởng của hội chứng sợ người lạ tới cuộc sống

Hội chứng sợ người lạ cũng gây ra những ảnh hưởng xấu tới công việc, học tập và quá trình sinh hoạt thường ngày. Người mắc sẽ mất dần lòng tin với xã hội và khiến không khí giao tiếp không được thoải mái. Nỗi sợ hãi đó nặng hơn có thể khiến họ cảm thấy không an toàn như đang bị người khác đe dọa.

Không ngoa khi cho rằng hội chứng sợ người lạ có liên quan đến chứng trầm cảm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần và làm tăng nguy cơ cô lập xã hội.

Mối quan hệ xã hội của người mắc hội chứng này thậm chí ít hoặc không có, nó gây ra ảnh hưởng đến vòng xã giao trong công việc, ngăn cản người mắc phát triển sự nghiệp. Ở một số nước trên thế giới hội chứng này còn gây ra hệ lụy phân biệt đối xử, chủ nghĩa biệt lập (Isolationism),…

Tất tần tật về hội chứng sợ người lạ

Hội chứng sợ người lạ sẽ khiến cuộc sống của người mắc bị ảnh hưởng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp nếu nỗi sợ người lạ kéo dài dai dẳng, bộc phát một cách vô lý và quá mức. KÈm theo đó là tâm lý hoảng loạn trong thời gian dài khoảng 6 tháng. Thì bạn nên tìm tới các bác sĩ tâm lý để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị hội chứng sợ người lạ

Nếu được bác sĩ chẩn đoán là đang mắc hội chứng sợ người lạ, các chuyên gia sẽ chỉ định người bệnh điều trị qua liệu pháp nhận thức hành vi Cognitive Behavioral Therapy hoặc áp dụng liệu pháp tự phơi nhiễm exposure therapy. Cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp trên để cải thiện tăng sức đề kháng cho sức khỏe tinh thần.

Người mắc cũng có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên khác giúp kiểm soát nỗi sợ, lo lắng như:

  • Chế độ ăn uống mỗi ngày lành mạnh, ngủ đủ giấc: Điều này giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần từ đó giúp bản thân cải thiện được cảm giác sợ.
  • Thực hiện quá trình hít thở sâu và áp dụng các bài tập thư giãn như: Ngồi thiền đúng cách, tập yoga,... để giảm thiểu lo lắng.
  • Giảm hoặc hạn chế sử dụng chất kích thích: Những chất kích thích là tác nhân làm con người dễ thay đổi tâm trạng, tăng nhịp tim, gia tăng nỗi sợ hãi, và khiến sự lo lắng tồi tệ hơn.
  • Giữ kết nối với bạn bè và mọi người xung quanh: Bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của những người mà bạn tin cậy hoặc thành viên trong gia đình.
  • Tập cho bản thân trải nghiệm nhiều hơn bằng các hoạt động tập thể như: Đi du lịch, hoạt động team để mở rộng kỹ năng sống, kiến thức.

Tất tần tật về hội chứng sợ người lạ

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị liệu pháp nhận thức hành vi cho người mắc hội chứng sợ người lạ

Trên đây là những thông tin cần biết về hội chứng sợ người lạ mà nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến các bạn. Tuy không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu bạn hoặc người quen mắc hội chứng này. Nên tiến hành thăm khám sớm để điều trị giúp cuộc sống cân bằng hơn.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm