Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hội chứng ám ảnh sợ xã hội là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục

Ngày 01/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng ám ảnh sợ xã hội khiến người bệnh sợ giao tiếp và sợ con người, gây khó khăn trong việc điều trị, và thậm chí gia đình cũng khó tiếp cận bệnh nhân. Áp lực cuộc sống khiến căn bệnh này trở nên phổ biến hơn, nhất là ở giới trẻ.

Nếu bạn cảm thấy lo sợ khi phải giao tiếp với mọi người, bạn cảm thấy muốn nhốt mình trong phòng và không muốn gặp ai, ngay cả bố mẹ mình, thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng ám ảnh sợ xã hội. Căn bệnh nguy hiểm này khiến nhiều người tách biệt với xã hội và thậm chí dẫn đến tử vong mà không ai biết, bởi họ không gặp bất kỳ ai, kể cả người thân.

Tuy vậy, nhiều người không rõ mình đã mắc hội chứng này, mà chỉ đơn giản nghĩ rằng họ đang cảm thấy mệt và muốn tách biệt với thế giới xô bồ. Bài viết này sẽ giải thích hội chứng, dấu hiệu và cách điều trị.

Tìm hiểu về hội chứng ám ảnh sợ xã hội ở người lớn

Hội chứng ám ảnh sợ xã hội là gì?

Khi mắc hội chứng ám ảnh sợ xã hội, người bệnh thường sợ phải giao tiếp hoặc tham gia các tình huống xã hội. Căn bệnh này có xu hướng phổ biến ở giới trẻ và thường kéo dài, gây khó khăn trong việc điều trị.

Dấu hiệu của chứng ám ảnh sợ xã hội

Khi có các dấu hiệu sau đây, khả năng cao là bạn đang mắc hội chứng ám ảnh sợ xã hội:

  • Lo lắng về các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như gặp người lạ, trò chuyện, nói chuyện điện thoại, làm việc hoặc đi ra ngoài.
  • Né tránh các hoạt động xã hội đòi hỏi phải giao tiếp với nhiều người, chẳng hạn như tiệc tùng, hội hè,...
  • Luôn lo lắng về việc làm điều gì đó mà bạn cho là xấu hổ, chẳng hạn như đỏ mặt, đổ mồ hôi hoặc cảm thấy mình kém cỏi.
  • Cảm thấy khó tập trung làm việc khi người khác nhìn bạn - bạn có thể cảm thấy như thể mình luôn bị theo dõi và đánh giá.
  • Sợ bị chỉ trích, tránh giao tiếp bằng mắt hoặc dễ tự ái.
  • Thường có các triệu chứng như cảm thấy ốm, đổ mồ hôi, run rẩy hoặc tim đập mạnh (đánh trống ngực).
  • Có các cơn hoảng loạn khiến bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng, nhưng thường chỉ diễn ra trong vài phút.
Sợ bị chỉ trích là một trong những dấu hiệu của hội chứng ám ảnh sợ xã hội 1 Sợ bị chỉ trích là một trong những dấu hiệu của hội chứng ám ảnh sợ xã hội

Cách điều trị chứng ám ảnh xã hội

Mặc dù có nhiều cách điều trị bệnh này, nhưng các bác sĩ khuyến nghị 3 cách chính sau đây:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) mà thường do chuyên gia trị liệu thực hiện, là liệu pháp giúp bạn xác định các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực và thay đổi chúng.
  • Tự giúp đỡ có hướng dẫn, chẳng hạn như làm việc gì đó dựa trên phương pháp CBT hoặc tham gia khóa học trực tuyến với nhà trị liệu.
  • Thuốc chống trầm cảm do bác sĩ chuyên khoa trực tiếp chỉ định.
Sử dụng thuốc chống trầm cảm là một trong những cách điều trị hội chứng này, tuy nhiên, trẻ dưới 15 tuổi không nên dùng 2 Sử dụng thuốc chống trầm cảm là một trong những cách điều trị hội chứng này

Tìm hiểu hội chứng ám ảnh sợ xã hội ở trẻ nhỏ

Hội chứng ám ảnh sợ xã hội ở trẻ nhỏ là gì?

Nhiều bạn nghĩ người lớn mới có khả năng mắc hội chứng này – trên thực tế, trẻ em cũng có khả năng mắc, với các dấu hiệu khác so với người lớn mà đôi khi chúng ta lầm tưởng là trẻ đang khó tính:

  • Khóc hoặc thể hiện sự khó chịu thường xuyên hơn bình thường.
  • Hay tức giận quá mức.
  • Tránh tương tác với trẻ em và người lớn.
  • Sợ đến trường hoặc tham gia các hoạt động trong lớp, các buổi biểu diễn của trường và các sự kiện xã hội.
  • Cô lập tại trường, không để thầy cô can thiệp vào hoạt động của trẻ.
  • Rất phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người chăm sóc của họ.
Khi thấy trẻ khóc hoặc khó chịu hơn bình thường, hãy lưu ý 3 Hãy lưu ý khi thấy trẻ khóc hoặc khó chịu hơn bình thường

Điều trị hội chứng ám ảnh sợ xã hội ở trẻ

Nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc hội chứng này, hãy đưa trẻ đến khám tại bệnh viện uy tín để bác sĩ tìm hiểu về hành vi của trẻ và cảm giác của chúng.

Nhìn chung, các phương pháp điều trị chứng lo âu xã hội ở trẻ em cũng tương tự như đối với thanh thiếu niên và người lớn, mặc dù không sử dụng thuốc. Tuy vậy, liệu pháp sẽ được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi của trẻ, và cần có sự trợ giúp từ cha mẹ.

Tóm lại, hội chứng ám ảnh sợ xã hội có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, với những dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta cần phát hiện bệnh sớm để nhanh chóng điều trị, đặc biệt là với trẻ nhỏ, nhằm giúp trẻ sớm hòa nhập với xã hội để phát triển các kỹ năng cần thiết.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: NHS

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm