Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp

Ngày 14/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể của bất kỳ đối tượng nào, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đặc biệt, Việt Nam là nước có thời tiết nóng ẩm, dân cư đông đúc và vệ sinh môi trường còn chưa được đảm bảo nên nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng còn cao hơn.

Ký sinh trùng thường âm thầm chung sống, hút máu và chất dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ trong thời gian dài mà người bệnh hoàn toàn không hề hay biết. Vậy các dấu hiệu của nhiễm ký sinh trùng là gì? Ký sinh trùng thường đi vào cơ thể qua những đường nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp

Có rất nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, mỗi loại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ dẫn đến các biểu hiện riêng. Dưới đây là 8 triệu chứng người bệnh thường mắc phải khi bị nhiễm ký sinh trùng.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn chức năng tiêu hóa là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng phổ biến nhất, đặc biệt là các loại ký sinh trùng đường ruột như giun sán, trùng roi Giardia, ký sinh trùng đơn bào Cyclospora,... Những loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào cơ thể thường gây đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn, tiêu chảy,...

Nếu ký sinh trùng tồn tại thời gian dài trong cơ thể, thải ra các chất độc hại thì chúng còn có thể gây nên tình trạng táo bón, bỏng rát dạ dày.

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp 1

Rối loạn tiêu hóa là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng

Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn là dấu hiệu để bạn nhận biết nguy cơ nhiễm giun kim. Không giống như những loại ký sinh trùng khác, giun kim không sinh sôi trong máu hay các cơ quan trong cơ thể mà chúng sẽ đẻ trứng bên ngoài cơ thể, nhất là xung quanh hậu môn. Chính đặc tính này sẽ làm người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm, thời gian sinh sản chính của giun kim.

Mệt mỏi cơ thể

Bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng cũng có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống kể cả khi ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ. Nguyên nhân là do các loại ký sinh trùng đã hút các chất dinh dưỡng khi chúng ta ăn vào làm lượng chất dinh dưỡng còn lại không đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, sự xâm nhập của giun đũa hoặc giun tròn trong đường ruột sẽ dẫn đến thiếu sắt - nguyên tố quan trọng cấu tạo nên hồng cầu. Vì vậy, người bệnh càng trở nên uể oải hơn do thiếu máu.

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp 2

Người bệnh thường bị mệt mỏi do thiếu dinh dưỡng

Vấn đề về da

Một dạng dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng tương đối phổ biến chính là các vấn đề da liễu chẳng hạn như chàm, phát ban đỏ, dị ứng da,... Bên cạnh đó, những chất độc hại do ký sinh trùng thải ra bị tích tụ dưới da còn có thể làm tăng nồng độ eosinophils máu, dẫn đến nhiều tình trạng da liễu nghiêm trọng như lở loét, sưng tấy, tổn thương da.

Cảm giác thèm ăn

Thói quen ăn uống đột ngột thay đổi, luôn có cảm giác thèm ăn cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã bị nhiễm ký sinh trùng. Người bệnh luôn thèm ăn và ăn nhiều hơn bình thường nhưng cân nặng lại sụt giảm là triệu chứng thường gặp của tình trạng nhiễm giun tròn hoặc sán dây.

Bởi vì các loại ký sinh trùng đã hấp thụ phần lớn lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm mà bệnh nhân ăn vào, vì vậy mà người bệnh luôn cảm thấy đói, muốn ăn nhiều hơn trong khi lại không nhận được thêm dưỡng chất nào.

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp 3

Bệnh nhân luôn cảm thấy đói, muốn ăn nhiều hơn

Tâm tính thay đổi

Khi bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng đường ruột thì tâm trạng của người bệnh cũng có sự thay đổi, thường xuyên trong tình trạng bất an, lo lắng. Thực chất, ruột cũng chứa các nơ-ron thần kinh truyền về não bộ. Ký sinh trùng ký sinh trong đường ruột, đào thải ra các chất cặn bã độc hại sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, sa sút tinh thần hay thậm chí là trầm cảm.

Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường nào?

Nước 

Nước là môi trường sinh sống của nhiều loại ký sinh trùng, giai đoạn ấu trùng của vòng đời các loại ký sinh trùng thường diễn ra trong môi trường nước và các động vật sống dưới nước như cá, cua, tôm,... Bên cạnh đó, nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nơi chứa nhiều loài ký sinh trùng đơn bào như trùng roi, amip,...

Thực phẩm

Thực phẩm có nguồn sản xuất không đảm bảo vệ sinh, khâu chế biến không cẩn thận cũng là trung gian truyền bệnh phổ biến, nhất là các loại rau sống, thịt sống, hải sản tươi,... Vì vậy, hãy hình thành thói quen ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng các món ăn tái, sống để giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp 4

Vệ sinh thực phẩm sạch sẽ trước khi ăn 

Lây nhiễm chéo từ người sang người

Ký sinh trùng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Một số loại sẽ xâm nhập thông qua da, qua đường tiêu hóa do không vệ sinh cẩn thận các đồ dùng chung. Một số khác còn có thể lây lan qua đường tình dục, đặc biệt là quan hệ bằng đường hậu môn.

Các đường lây nhiễm khác

Những loại ký sinh trùng sống trên cơ thể động vật có thể xâm nhập vào người thông qua việc vuốt lông, ôm hôn hay tiếp xúc với phân hay đồ dùng của chúng.

Ngoài ra, ký sinh trùng còn có thể lây truyền thông qua hoạt động du lịch. Du khách là trung gian mang ký sinh trùng giữa địa điểm du lịch và nhà.

Ký sinh trùng thường âm thầm tồn tại, hút chất dinh dưỡng và sinh sôi trong cơ thể người bệnh. Bạn hãy chú ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị hợp lý, tránh để chúng ký sinh quá lâu, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm