Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Teo cơ chân: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ

Teo cơ chân là tình trạng khi cơ bắp thiếu hụt do các hoạt động thể chất hoặc sức khỏe của bạn có những vấn đề bất thường, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi làm cho người bệnh thấy đau, khó chịu và khó khăn trong việc di chuyển. Vậy teo cơ chân là gì, nguyên nhân do đâu, làm sao để nhận biết tình trạng teo cơ chân?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để bạn nhận biết về bệnh lý teo cơ chân. Hãy tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây!

Teo cơ là gì?

Teo cơ là tình trạng mất khả năng hoạt động của cơ bắp do không sử dụng hoặc sử dụng ít trong thời gian dài. Bệnh teo cơ là một trạng thái mà các cơ bắp dần giảm kích thước và mất sức mạnh do thiếu hoạt động, chấn thương hoặc bệnh lý.

Triệu chứng phổ biến của teo cơ bao gồm giảm sức mạnh cơ bắp, khả năng điều khiển cơ bắp giảm, co rút cơ và giảm độ bền của cơ. Khi một bên tay hoặc chân bị teo cơ, khu vực đó sẽ nhỏ hơn so với bên còn lại.

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh teo cơ, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để cải thiện teo cơ, các biện pháp như chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thường xuyên, vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc có thể được đề xuất. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cũng có thể được xem xét để điều trị bệnh teo cơ.

Teo cơ chân: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 1
Teo cơ là tình trạng mất khả năng hoạt động của cơ bắp

Dấu hiệu nhận biết teo cơ chân

Teo cơ có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu có thể quan sát và cảm nhận được như sau:

  • Một số bộ phận của cơ thể như cánh tay hoặc chân bị co rút và nhỏ hơn so với bên còn lại.
  • Các cơ bắp bị teo cơ sẽ có biểu hiện suy yếu và mất sức mạnh, đặc biệt ở một chi.

Teo cơ thường xảy ra khi không có hoạt động thể chất trong một thời gian dài hoặc do các nguyên nhân khác như chấn thương hoặc bệnh lý.

Nguyên nhân gây ra teo cơ chân

Bệnh teo cơ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân gây teo cơ phổ biến như:

Chế độ dinh dưỡng kém

Đặc biệt là thiếu protein, trái cây và rau củ quả, có thể dẫn đến giảm lượng cơ. Các bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng như hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac và ung thư cũng có thể gây ra teo cơ.

Hội chứng suy mòn

Đây là một tình trạng trao đổi chất phức tạp gây teo cơ và sụt cân nghiêm trọng. Nó có thể là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác như ung thư, HIV và đa xơ cứng.

Khi càng lớn tuổi, cơ thể sẽ sản xuất ít protein để thúc đẩy cơ bắp phát triển, dẫn đến thiểu cơ. Thiểu cơ có thể ảnh hưởng đến sức bền, khả năng di chuyển, giữ thăng bằng và dẫn đến nguy cơ chấn thương. Việc chăm sóc sức khỏe và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ teo cơ.

Do di truyền

Bệnh teo cơ tủy sống gây mất các tế bào thần kinh vận động và teo cơ liên quan đến nhiễm sắc thể 5. Bệnh có thể được thừa hưởng từ bố mẹ, nhưng cũng có người mắc bệnh do các đột biến tự phát ở gen.

Do mắc các bệnh lý liên quan

Các bệnh và tình trạng sức khỏe mạn tính như xơ cứng cột bên teo cơ ALS, đa xơ cứng, viêm khớp, viêm cơ và bại liệt có thể góp phần gây ra teo cơ bằng cách làm suy giảm chức năng vận động của cơ bắp.

Nếu hệ thống thần kinh gặp vấn đề như bệnh bại não, đột quỵ hoặc bệnh tủy sống, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ ở khuôn mặt, tay hoặc chân. Ngoài ra, việc không sử dụng các cơ bắp và thiếu tập thể dục có thể làm cho chúng trở nên mỏng hơn và mất sức mạnh, gây ra các tác động xấu không chỉ ở mặt khác của vấn đề thần kinh.

Teo cơ chân: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 2
Khi càng lớn tuổi, càng tăng nguy cơ bị teo cơ chân

Điều trị teo cơ chân như thế nào?

Để điều trị teo cơ, cần áp dụng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ mất cơ và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Điều trị các vấn đề sức khỏe gây teo cơ có thể giúp làm chậm quá trình mất cơ. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị teo cơ bao gồm các bài tập thể dục và kéo giãn cơ bắp để ngăn ngừa tình trạng bất động cơ và giúp cải thiện sức khỏe chung.

Các lợi ích của vật lý trị liệu đối với người bị teo cơ bao gồm:

  • Ngăn ngừa tình trạng bất động cơ.
  • Giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp.
  • Tăng tuần hoàn máu.
  • Làm tình trạng co cứng cơ cải thiện đáng kể.
điều trị teo cơ chân 3
Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị teo cơ chân

Phương pháp dùng điện kích thích chức năng

Kích thích điện chức năng (FES) là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh teo cơ, trong đó các điện cực được gắn vào các cơ bị ảnh hưởng để truyền một dòng điện và kích hoạt chuyển động của chi bị teo.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là phương pháp hữu hiệu để điều trị các tình trạng biến dạng dị hình khi gân, dây chằng, da hoặc cơ bắp bị căng quá, gây ra sự hạn chế trong việc di chuyển. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp teo cơ do suy dinh dưỡng hoặc teo cơ do gân bị rách.

Phương pháp siêu âm hội tụ

Liệu pháp siêu âm hội tụ là một phương pháp đang được nghiên cứu để điều trị teo cơ. Phương pháp này sử dụng các chùm sóng siêu âm tập trung để kích hoạt các cơn co thắt trong cơ bị teo.

Tuy nhiên, hiện tại liệu pháp siêu âm hội tụ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Nếu teo cơ bắp được gây ra bởi thiếu sự vận động hoặc chấn thương, bác sĩ có thể đề xuất thay đổi chế độ tập luyện hoặc chăm sóc sức khỏe để tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể hơn.

Việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập thể dục có thể giúp phòng ngừa và điều trị teo cơ bắp, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, các phương pháp điều trị khác nhau có thể được kết hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị teo cơ bắp.

Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đã tìm ra được câu trả lời cho những thắc mắc về bệnh lý teo cơ chân. Nếu có các dấu hiệu teo cơ chân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc.

Ngọc Trang

Nguồn tham khảo: vinmec.com, hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin