Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Thắc mắc: Bầu ăn mít được không?

Ngày 17/10/2022
Kích thước chữ

Đối với các mẹ bầu, việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Khi mẹ bầu nạp quá nhiều đồ ngọt vào có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tiểu đường thai kỳ. Do đó, có rất nhiều người thắc mắc rằng “Bầu ăn mít được không?”

Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đối với mẹ bầu cần được xây dựng một cách khoa học bởi nó mang tính quyết định đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Để thai nhi có thể phát triển toàn diện, mẹ cầu cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như: Axit folic, canxi, sắt và vitamin D... Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, trẻ có nguy cơ bị dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là sảy thai.

Trong tất cả những loại quả, quả mít rất giàu chất dinh dưỡng quan trọng như: Vitamin A giúp sáng mắt; vitamin C giúp nâng cao đề kháng; canxi, kali, sắt giúp xương chắc khỏe; và nhiều các nhóm chất khác như thiamin, riboflavin, niacin, magneisum... Do đó, quả mít có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy mẹ bầu có thể ăn mít được không?

Bầu ăn mít được không?

Mít là loại quả sinh trưởng và phát triển dễ dàng ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Đây là loại quả được lòng rất nhiều người bởi sự giòn, ngọt cũng như có mùi thơm khi chín rất đặc trưng và khó cưỡng. Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, trong 100 g thịt mít có chứa 157 calo, 38g carbohydrate, 2.8g protein, 2.5g chất xơ và chỉ có 1g chất béo. Không những thế, mít chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Thắc mắc: Bầu ăn mít được không?1 Bầu ăn mít được không - là thắc mắc của hầu hết mọi người.

Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bà bầu có thể ăn mít ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần tiêu thụ với hàm lượng nhất định. Nguyên nhân là do loại quả này có hàm lượng đường fructose rất cao, khi tiêu thụ quá nhiều có nguy cơ sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây các bệnh về da phát triển như: Mụn nhọt, rôm sảy và lở loét miệng... Không những thế, với lượng đường nhiều có trong mít, loại quả này cũng không thích hợp cho những mẹ bầu bị tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, béo phì và gan nhiễm mỡ.

Bởi khi cơ thể nạp quá nhiều đường (đường fructose, đường saccarozơ hay đường glucose...) đều có nguy cơ xảy ra tình trạng lượng đường trong máu cao tăng nhanh chóng. Đặc biệt đối với những đối tượng như kể trên, việc nạp quá nhiều đường – kể cả đường có trong trái cây, đều có nguy cơ gây quá tải cho tuyến tụy tiết ra insulin.

Lợi ích của việc ăn mít đối với mẹ bầu

Mít là loại quả dinh dưỡng và thơm ngon, lại càng rất hợp khẩu vị đối với các mẹ bầu đang trong giai đoạn nghén và thèm ngọt. Dưới đây là những lợi ích mà loại quả này mang lại:

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hàm lượng cao vitamin C có trong quả mít có thể giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và chống lại một số bệnh thường gặp khi mang thai hiệu quả.

Điều chỉnh các hormone

Giai đoạn mang thai, mẹ bầu phải đối mặt về những thay đổi rất lớn những vấn đề liên quan đến hormon. Trong khi đó, quả mít có tác dụng điều hòa hormone và giúp thai phụ tránh được các bệnh lý liên quan đến thể chất và tinh thần rất hiệu quả.

Giải tỏa sự căng thẳng

Rất nhiều nghiên cứu cho biết, quả mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng đáng kể. Khi mẹ bầu ăn mít, điều này có thể giúp giải tỏa căng thẳng lo âu trong quá trình mang thai.

Thắc mắc: Bầu ăn mít được không?2 Quả mít có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe mẹ bầu.

Quả mít có ảnh hưởng tích cực đến thai nhi

Với một loại quả giàu vitamin như: Vitamin A, Vitamin E, C, K... Việc bổ sung mít trong thực đơn ăn uống đúng cách, có thể giúp mẹ bầu bổ sung những chất dinh dưỡng này giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện.

Tác dụng cải thiện chức năng dạ dày và hệ tiêu hóa

Trong 100 g thịt mít có chứa đến 2.5 g chất xơ – hàm lượng lí tưởng giúp mẹ bầu có thể cải thiện hê tiêu hóa đáng kể, làm giảm nguy cơ bị táo bón thai kỳ hiệu quả. Không những thế, mít còn giúp ngăn ngừa triệu chứng viêm loét dạ dày và tình trạng dạ dày nhạy cảm ở những người đang mang thai.

Cung cấp năng lượng và điều hòa huyết áp

Khi bạn ăn mít với lượng vừa thải, có thể cung cấp rất nhiều năng lượng đặc biệt là ở mẹ bầu đang rơi vào tình trạng mệt mỏi và thiếu chất do những cơn nghén mang lại. Ngoài ra, hàm lượng Kali dồi dào, có tác dụng kiểm soát nhịp tim và điều hòa huyết áp, ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch trong thai kỳ đáng kể.

Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi ăn mít

Mít là loại quả giàu dinh dưỡng, do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Cụ thể hơn, lượng mít mà mẹ bầu nên tiêu thụ trong ngày là từ khoảng 80 - 100gr là ở mức an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Khi ăn quá nhiều mít, ăn không kiểm soát sẽ gây ra tình trạng đau bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường thai kỳ.

Không những thế, ăn quá nhiều mít sẽ làm nhanh quá trình đông máu, khiến cơ thể có những phản ứng tiêu cực thậm chí có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, đối với những mẹ bầu mắc những bệnh liên qua đến suy thận cần tránh ăn loại quả này bưởi hàm lượng kali trong mít rất cao. Khi thận không thực hiện chức năng tốt, lượng kali có trong máu sẽ tăng cao nhanh chóng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.

Thắc mắc: Bầu ăn mít được không?3 Mít là loại quả giàu dinh dưỡng, do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc về vấn đề bà bầu có ăn mít được không hi vọng làm hài lòng quý độc giả. Mít là loại quả rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên cần ăn với liều lượng vừa phải. Đồng thời, những nhóm đối tượng được kể trong bài viết cần hạn chế hoặc tránh ăn loại quả này, nhằm hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin