Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Thắc mắc: Khi nào nên đổi sữa cho bé?

Ngày 08/12/2022
Kích thước chữ

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa ổn định nên rất dễ gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy, chậm hấp thu... nếu uống loại sữa không phù hợp. Vậy khi nào nên đổi sữa cho bé? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của bé yêu là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc chọn loại sữa công thức nào tốt nhất, phù hợp nhất với cơ địa của trẻ là điều không đơn giản bởi nếu chọn sai loại sữa, trẻ có nguy cơ hấp thu kém, ngoài ra còn có thể gặp phải các hiện tượng như tiêu chảy, đau bụng, không tiêu,...

Khi nào nên đổi sữa cho bé?

Cha mẹ nên đổi sữa cho bé yêu khi thấy có các dấu hiệu sau đây:

Tiêu chảy, nổi ban, nôn

Nếu trẻ gặp phải tình trạng tiêu chảy, nôn mửa kéo dài, cha mẹ có thể nghĩ đến nguyên nhân là do sữa công thức hoặc loại sữa bột bé đang uống ở giai đoạn này đã không còn phù hợp với hệ tiêu hóa trẻ nữa. Cha mẹ nên ngưng sữa cho bé từ 1 - 2 ngày, tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại sữa phù hợp hơn. 

Thắc mắc Khi nào nên đổi sữa cho bé 1 Khi bé gặp phải tình trạng đau bụng, tiêu chảy... thì nên đổi sữa cho con

Bú kém và mệt mỏi

Khi bạn thấy bé có hiện tượng bú kém, mệt mỏi. Khi sữa trẻ đang uống không phù hợp, hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng không đáp ứng đủ sẽ kéo theo tình trạng bé uể oải và chán bú. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các dưỡng chất cần bổ sung, cũng như tìm hiểu về loại sữa mới đáp ứng được nhu cầu của trẻ tốt hơn.

Chậm hoặc không lên cân

Ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có thước đo cân nặng riêng cho sự phát triển của mình. Dựa trên sự tăng cân của trẻ, bạn có thể theo dõi tình hình phát triển của con cũng như có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy trẻ chậm tăng cân:

  • Ba tháng đầu: Trẻ có thể tăng từ 600gr đến một kg trong một tháng. Có thể nói đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất của trẻ.
  • Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6: Trẻ ổn định hơn về tốc độ tăng trưởng, thường rơi vào khoảng 500gr/tháng.
  • Từ tháng 7 trở đi: Bé tăng khoảng 400 - 500gr/tháng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, nếu trẻ nhẹ hơn 20% so với tiêu chuẩn trung bình ở trên thì bé đang bị chậm lên cân. Cha mẹ cần xem lại loại sữa trẻ đang uống và có thể cân nhắc để đổi sữa cho bé.

Theo độ tuổi của bé

Độ tuổi là yếu tố quan trọng để bạn quyết định vì những giai đoạn phát triển khác nhau trẻ sẽ phù hợp với những loại sữa khác nhau.

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Giai đoạn này do hệ miễn dịch của trẻ chưa thực sự hoàn thiện nên trẻ chủ yếu dùng sữa công thức có dưỡng chất gần giống với thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: Giai đoạn này cha mẹ có thể áp dụng nhiều cách chọn sữa phổ biến hơn miễn là phù hợp với thể trạng của bé và vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Thắc mắc Khi nào nên đổi sữa cho bé 2Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể áp dụng nhiều cách chọn sữa phổ biến hơn.

Cách đổi sữa cho bé đúng cách các mẹ cần biết

Như vậy, từ những thông tin bên trên, bạn đã có thể biết được khi nào nên đổi sữa cho bé yêu rồi. Vậy khi đổi sữa cần lưu ý những điều gì?

Đổi sữa phù hợp với độ tuổi của bé

Ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ở 3 - 6 tháng đầu, việc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng sữa công thức là rất cần thiết.

Cha mẹ cần chú ý đến các giai đoạn có sự chuyển biến lớn trong cơ thể bé yêu như sau:

  • 3 tháng đầu: Trẻ sẽ phát triển mạnh về thể chất và cân nặng.
  • Từ tháng 4 đến tháng 6: Giai đoạn tích trữ năng lượng.
  • Từ tháng 7 đến 1 tuổi: Giai đoạn chuyển hóa các chất mạnh mẽ hơn.

Hiểu được nhu cầu từng giai đoạn, bạn sẽ biết được khi nào nên đổi sữa cho bé cũng như dễ dàng cân nhắc chọn được loại sữa phù hợp. Khi trẻ từ tháng thứ bảy, cân nặng đã dần ổn định, cha mẹ có thể quan sát những biểu hiện của con để chọn loại sữa phù hợp.

Thắc mắc Khi nào nên đổi sữa cho bé 3 Ở mỗi giai đoạn, trẻ sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau.

Đổi sữa cho bé từ từ

Việc đổi sữa mới cho bé không nên đổi hẳn sang một cách đột ngột mà phải từ từ để cho bé có thêm thời gian làm quen với loại sữa mới. Tốt nhất là bạn thực hiện theo hai bước sau đây:

  • 2 cữ sữa cũ - 1 cữ sữa mới: Kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 ngày đầu.
  • 1 cữ sữa cũ - 2 cữ sữa mới: Kéo dài trong khoảng 3 đến 4 ngày sau.

Vào ngày thứ 5, khi thấy trẻ vẫn bình thường, lúc đó bạn có thể chuyển sang loại sữa mới cho bé dùng hoàn toàn. Trường hợp trẻ có dấu hiệu dị ứng, chẳng hạn như hô hấp khó khăn, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy,... thì bạn cần dừng uống sữa cho bé. Dị ứng sữa có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ địa mẫn cảm, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để khám tầm soát và có biện pháp xử lý.

Chọn vị sữa mà bé thích

Nếu uống sữa đúng khẩu vị mà bé thích sẽ là cách thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn. Quan trọng nhất là cha mẹ chú ý quan sát biểu hiện của con với từng loại sữa để tìm đúng loại con yêu thích nhất.

Không đổi sữa thường xuyên cho bé

Khi nào nên đổi sữa cho con, hay nói cách khác mục đích của việc đổi sữa là hỗ trợ quá trình phát triển của con yêu được tốt nhất. Tuy nhiên, cha mẹ không được lạm dụng điều này, không được thường xuyên đổi sữa mà không có giai đoạn chuyển tiếp. Trừ khi là bé quay lại với loại sữa cũ sau khi đã đổi nhiều loại sữa.

Thắc mắc Khi nào nên đổi sữa cho bé 4 Chọn sữa không đúng sẽ khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ

Đây là lưu ý rất quan trọng để giúp cha mẹ tìm được loại sữa phù hợp và tốt nhất cho con trẻ. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ về thành phần dinh dưỡng cũng như thể trạng của bé để có được lời khuyên tốt nhất. Dựa trên đó bạn sẽ đưa ra những quyết định chính xác và tốt nhất cho con mình.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được khi nào nên đổi sữa cho bé cũng như những lưu ý quan trọng khi muốn đổi sữa cho con. Sữa rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, chọn được loại sữa đúng nhu cầu, đúng thể trạng, phù hợp lứa tuổi chính là bạn đã giúp con mình có được sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện rối đấy.

Nam Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin