Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người lựa chọn niềng răng trong suốt để đảm bảo tính thẩm mỹ khi chỉnh nha. Tuy nhiên niềng răng trong suốt có đau không cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Vậy hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng trong suốt là biện pháp niềng răng hiện đại, có thể xem là biện pháp “niềng răng vô hình" nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình chỉnh nha mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Niềng răng trong suốt mặc dù là phương pháp chỉnh nha mới, hiện đại, mang lại hiệu quả cao tuy nhiên vẫn khiến khách hàng có những cảm giác đau đớn nhất định.
Nhiều người thường nghĩ rằng niềng răng trong suốt với công nghệ vượt trội sẽ giúp khách hàng không cảm thấy đau đớn, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Vì bản chất của việc niềng răng là dùng lực để tác động lên chân răng, giúp răng dịch chuyển dần về đúng vị trí trên cung hàm nên không đau tức là không hiệu quả.
Nếu niềng răng mắc cài sử dụng lực siết răng từ dây cung và các mắc cài thì niềng răng trong suốt sẽ dùng lực từ các máng niềng trong suốt. Chính vì thế trong quá trình niềng răng, cảm giác căng tức, ê buốt, khó chịu hay đau âm ỉ là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên, cảm giác đau nhức khi niềng răng trong suốt sẽ nhẹ hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống do lực chỉ tác động vừa đủ cho răng dịch chuyển từ từ. Và ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau nên có người gần như không cảm thấy khó chịu gì. Ngược lại cũng có người cảm thấy căng tức, ê buốt răng.
Niềng răng trong suốt có đau hay không và tại sao lại có sự khác nhau ở mỗi người? Nguyên nhân là do một số yếu tố dưới đây
Độ tuổi niềng răng không chỉ ảnh hưởng đến thời gian niềng mà còn ảnh hưởng đến mức độ đau đớn ít hay nhiều khi thực hiện chỉnh nha.
Độ tuổi tốt nhất để niềng răng là dưới 18 tuổi, trong khoảng 12 – 16 tuổi khi mà răng sữa đã được thay hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn, các răng vĩnh viễn cũng chưa ổn định. Khi đó răng chịu tác động, chịu lực và sẽ di chuyển dễ dàng hơn.
Lúc này khi đeo khay niềng trong suốt sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng và hầu như không đau đớn hay khó chịu.
Còn đối với những người trưởng thành trên 18 tuổi, xương hàm đã ổn định và có sự chắc chắn nhất định, việc siết hay nắn chỉnh răng cũng khó khăn hơn và gây cảm giác ê nhức nhiều hơn.
Thực tế mỗi người có một khả năng chịu đựng, ngưỡng chịu đau khác nhau. Cùng một mức độ, có người cảm thấy rất bình thường, có người lại khẳng định là đau hoặc khó chịu.
Ví dụ như người lớn chịu đau giỏi hơn trẻ nhỏ, nam giới chịu đau cũng tốt hơn so với nữ bằng tuổi.
Do đó trước khi quyết định niềng răng nếu bạn có thấy những review, bình luận về việc niềng răng trong suốt đau đớn, ê nhức răng thì cũng đừng vội lo lắng. Cũng có thể nếu bạn niềng răng lại thấy rất bình thường thì sao.
Thay vì gắn cố định vào răng như niềng răng mắc cài truyền thống thì niềng răng trong suốt được thiết kế thành các dạng khay niềng để đeo vào hàm. Nếu như lựa chọn nhằm các cơ sở nha khoa kém chất lượng rất dễ nhận được những chiếc khay niềng kém chất lượng, không ôm sát, cố định vào răng.
Điều này khiến chúng cọ sát vào răng, nướu và gây ra cảm giác đau nhức khi niềng. Chính vì vậy việc lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín chất lượng là điều rất quan trọng.
Thông thường các khay niềng đều được sản xuất từ chất liệu nhựa trong suốt thường dùng trong nha khoa. Những vật liệu này đều đã được nghiên cứu, chứng minh an toàn với sức khỏe người dùng và hạn chế tối đa các tổn thương cho răng, nướu hay khoang miệng.
Tuy nhiên một số địa điểm nha khoa nhỏ lẻ, cơ sở chui không có kỹ thuật sẽ sản xuất ra những chiếc khay niềng với chất kiệu không đạt chuẩn để tiết kiệm chi phí. Những chiếc khay niềng này sẽ khiến bị hàm bị kích ứng, đau nhức nướu hay dị ứng trong khoang miệng.
Nếu cảm giác đau nhức răng vượt ngưỡng chịu đựng của bạn, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau hữu hiệu như sau:
Chườm đá lạnh là cách tốt nhất để giảm đau nhức răng nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Chỉ cần bọc 2 – 3 viên đá nhỏ vào khăn sạch, sau đó chườm quanh má lăn nhẹ nhàng là cảm giác ê nhức sẽ thuyên giảm.
Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, cảm thấy khó chịu thì bạn có thể sử dụng đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên không được tự ý sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ mà cần tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc người có chuyên môn.
Chế độ ăn uống hàng ngày nếu không được chú trọng đau nhức hơn khi niềng răng.
Đảm bảo ăn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng như sữa, cháo, súp, cơm mềm, bánh mì bông lan…
Tránh các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng sẽ khiến răng ê nhức nhiều hơn.
Ngoài ra trước khi ăn uống cần tháo khay niềng để tránh thức ăn làm khay niềng bị nứt, vỡ do ảnh hưởng từ lực nhai của răng hay độ cứng của thức ăn.
Vấn đề vệ sinh răng miệng và khay niềng luôn là vấn đề hàng đầu bác sĩ khuyến cáo nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng.
Khi khay niềng không được vệ sinh cẩn thận, các loại vi khuẩn gây hại sẽ tích tụ ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng sẽ yếu đi, kèm theo những cơn đau nhức từ việc sâu răng, viêm lợi, viêm tủy…
Vì thế hãy chú trọng rửa sạch khay niềng bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và vệ sinh bằng cách dùng bàn chải lông mềm, nước súc miệng, chỉ nha khoa…
Thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ đúng lịch cũng như những lưu ý trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng, khay niềng. Đến nha khoa để tái khám đúng hẹn sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao về quá trình dịch chuyển của răng và có những điều chỉnh phù hợp.
Nếu bạn thắc mắc: “Niềng răng trong suốt có đau không?” thì hẳn đã có câu trả lời cho riêng mình qua bài viết này. Mặc dù có đau nhưng không quá nghiêm trọng và cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chỉ cần thực hiện đeo niềng đúng cách, chú ý những lưu ý quan trọng để việc sử dụng niềng trong suốt được thoải mái nhất.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.