Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng bị sâu răng là tình trạng khá phổ biến. Vậy người bị răng sâu có niềng được không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Rất nhiều người đang có ý định niềng răng thắc mắc là: "Răng bị sâu có niềng được không?". Thật ra, sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương. Nên về nguyên tắc cần chữa răng sâu trước mới có thể niềng được.
Câu trả lời là uy tiên chữa răng sâu trước khi niềng. Mặc dù răng sâu vẫn có thể gắn dụng cụ vào để niềng răng nhưng chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu về sau. Điều đó có nghĩa là răng bị sâu vẫn có thể niềng được vì các mắc cài vẫn có thể tạo ra lực siết răng khi niềng răng để di chuyển răng về vị trí như ý muốn kể cả răng sâu.
Tuy nhiên sẽ có những mức độ răng sâu khiến bạn không thể gắn mắc cài hay đeo khay niềng răng, cụ thể như sau:
Những trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ hoàn toàn vẫn có thể xem xét và tiến hành niềng răng kể cả khi chưa điều trị sâu răng.
Bởi bản chất niềng răng vốn dĩ chỉ là phương pháp tác động ngoại lực để điều chỉnh lại vị trí răng. Do vậy chỉ cần có đủ chỗ để gắn mắc cài là hoàn toàn có thể niềng được.
Tuy nhiên trong thực tế nếu phát hiện ra bị sâu răng nhẹ thì bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng điều trị trước khi chỉnh nha.
Điều này nhằm đảm bảo sâu răng không bị lan rộng ra, khách hàng không bị đau nhức do sâu răng trong khi niềng. Ngoài ra nếu vết sâu răng lan rộng thì có thể khiến dụng cụ niềng răng bị bung sút và gây khó khăn cho quá trình điều trị hơn.
Biểu hiện của sâu răng nhẹ (sâu cấp độ 1) là trên bề mặt răng có những lỗ hỏng nhỏ màu đen hoặc trắng đục. Sau khi bác sĩ xử lý vết sâu, bạn có thể bắt đầu niềng răng.
Phương pháp xử lý sẽ là hàn trám răng. Nếu sâu răng mới chớm xuất hiện lỗ đen li ti, bác sĩ chỉ cần bổ sung florua cho bệnh nhân là xong. Trường hợp sâu lớn hơn một chút, bác sĩ sẽ loại bỏ vết sâu và hàn trám lại răng.
Sau khi thực hiện hàn răng thẩm mỹ, bác sĩ sẽ có thể thực hiện niềng răng thẩm mỹ cho khách hàng theo yêu cầu.
Thông thường nếu răng đã sâu tới tủy thì bản thân khách hàng cũng sẽ không muốn niềng răng ngay. Bởi những cơn đau sẽ khiến bạn cực kỳ khó chịu.
Nếu cố tình niềng răng mà chưa điều trị sâu răng, vi khuẩn đang lẫn trong ống tủy và xương sẽ dễ dàng lan rộng thông qua quá trình chân răng di chuyển, từ đó gây đau nhức nhiều hơn.
Trước khi niềng răng cho trường hợp bị sâu nặng, răng đã sâu tới tủy thì bác sĩ sẽ loại bỏ mô sâu trước. Sau đó sẽ đánh giá tình trạng tủy còn lại, nếu có thể giữ được thì bác sĩ sẽ giữ, nếu không thì tiến hành diệt tủy.
Trường hợp răng đã diệt tủy thì thân răng sẽ trở nên yếu ớt hơn, do vậy niềng răng ngay lúc này sẽ tương đối rủi ro. Khi đó bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng bọc răng sứ. Lợi dụng độ bền tuyệt đối của răng sứ để hỗ trợ quá trình niềng răng của khách hàng thuận lợi hơn.
Có nhiều trường hợp thân răng bị phá vỡ gần hết do sâu răng, chắc chắn trường hợp này bác sĩ không thể niềng răng cho khách được.
Bởi khi đó thân răng đã không còn đủ diện tích bề mặt để gắn dụng cụ niềng răng. Vì vậy bắt buộc bác sĩ phải điều trị sâu răng và khôi phục thân răng rồi mới chỉnh nha.
Lúc nàu bác sĩ sẽ chọn phương pháp bọc sứ hoặc nhổ răng. Nếu bác sĩ đánh giá thân răng còn lại đủ để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành chữa sâu răng rồi phục hình sứ và niềng răng.
Còn nếu thân răng đã bị phá hủy quá nhiều, không thể phục hình sứ thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng. Sau đó tùy thuộc phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp tiếp theo.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng sâu răng xuất hiện khi niềng răng là do sự hiện diện của hệ thống mắc cài – dây cung.
Dây cung và mắc cài khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó hơn. Vụn thức ăn dễ bị mắc lại trong khoang miệng do sự cản trở của khí cụ.
Để hạn chế tối đa sự phát sinh của răng sâu, bệnh nhân cần lưu ý với một số điều sau:
Không được ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay thực phẩm cay nóng.
Không ăn hoa quả hay thực phẩm giàu axit trước khi đi ngủ.
Thường xuyên bổ sung rau xanh và thực phẩm giàu vitamin C để giúp răng và nướu chắc khỏe.
Không hút thuốc lá. Hạn chế tối đa các đồ uống có cồn, có ga...
Nên chải răng bằng bàn chải mềm (chải kỹ những vị trí có gắn mắc cài trên răng).
Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa và súc miệng bằng dung dịch nước muối.
Không đánh răng ngay sau khi ăn hoa quả hoặc thực phẩm nhiều axit.
Sử dụng khay niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp tối ưu nhất trong trường hợp răng bị sâu hoặc răng đang trám nhưng vẫn muốn chỉnh nha thẩm mỹ.
Lý do đơn giản là bởi khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng hoặc thực hiện một số kỹ thuật nha khoa khác.
Ngoài ra với sự tiện lợi như vậy bạn có thể thoải mái vệ sinh răng miệng như một người bình thường và không còn lo lắng răng bị sâu khi niềng với các dây cung và mắc cài khi niềng.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.