Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quá trình niềng răng sẽ bao gồm việc siết răng răng định kỳ cho đến khi răng đều và thẳng như mong muốn. Khi tư vấn niềng răng, các bác sĩ thường đề cập đến việc siết răng khi niềng. Đó cũng là một trong những giai đoạn gây đau nhất cho người bệnh.
Niềng răng là phương pháp phòng ngừa và điều chỉnh vấn đề về răng mang lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường lo lắng về quy trình siết răng khi niềng. Siết răng khi niềng là gì? Niềng răng bao lâu siết một lần? Có cách nào giảm đau khi niềng răng không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải thích vấn đề này.
Trong khi niềng răng, bác sĩ sẽ sắp xếp lịch để người niềng răng đến kiểm tra và siết răng định kỳ. Điều này giúp răng di chuyển vào vị trí mong muốn để cải thiện sự thẳng hàng của cả hàm răng. Công việc này diễn ra định kỳ trong quá trình lâu dài.
Mục đích chính của niềng răng là điều chỉnh lại những chiếc răng lệch lạc vào đúng vị trí trên cung hàm để các răng đều và thẳng. Quá trình này yêu cầu phải sử dụng phương pháp siết răng, sử dụng dây cung tác động lực liên tục vào các mắc cài, giúp răng từ từ di chuyển vào đúng vị trí thích hợp của chúng trong cung hàm. Không giống như các dịch vụ nha khoa khác có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn, niềng răng phải trải qua một quá trình dài từ 1.5 - 2 năm tùy thuộc tình trạng răng của bệnh nhân.
Vì vậy, khi niềng răng, bạn cần phải tuân thủ và đảm bảo đến đúng lịch hẹn định kỳ của bác sĩ. Để bác sĩ có thể theo dõi và điều chỉnh dây cung theo phác đồ điều trị đã lập, để quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ, an toàn và đạt kết quả cao.
Các nha sĩ sẽ thực hiện chỉnh nha theo nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Trong đó niềng răng được chia thành hai loại chính là niềng răng có mắc cài và niềng răng không mắc cài. Đối với trường hợp niềng răng không mắc cài, người bệnh sẽ sử dụng một bộ niềng răng đặc biệt, được chế tạo riêng cho từng người. Việc dùng khay niềng răng có một ưu điểm là có thể tháo lắp dễ dàng tại nhà.
Đối với niềng răng mắc cài, bạn cần đến nha khoa kiểm tra định kỳ để bác sĩ điều chỉnh mắc cài. Vì vậy, tất cả những ai thực hiện niềng răng mắc cài, bất kể là mắc cài sứ hay kim loại đều phải đến nha khoa để điều chỉnh. Đây được coi là giai đoạn rất quan trọng và bắt buộc để bác sĩ siết răng và tác động rất lớn đến kết quả chỉnh nha.
Các chuyên gia nha khoa cho biết, quá trình siết răng khi niềng được thực hiện đều đặn từ 3 đến 6 tuần. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng để xem tiến triển, tình trạng di chuyển của răng như thế nào và thực hiện tăng lực siết cho răng, thay dây thun hoặc thay mới cung răng. Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình chỉnh nha, quá trình siết răng có thể ngắn 1 - 2 tuần và tăng lực siết. Nhưng điều này không được khuyến khích trong chỉnh nha vì xương chưa kịp tái tạo khi kéo từ vị trí này sang vị trí khác.
Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải đi siết răng định kỳ từ 3 đến 6 tuần một lần để được kiểm tra tiến triển và điều chỉnh lại lực siết răng. Việc siết răng khi niềng bằng mắc cài được thực hiện như sau:
Sau khi siết răng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, cơn đau có thể kéo dài 3 - 5 ngày và sẽ sớm chấm dứt. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng mà hãy tìm hiểu một số cách giảm đau đơn giản tại nhà để giảm tình trạng đau buốt. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và gây tổn thương vùng má, hãy báo ngay với bác sĩ chỉnh nha để được thăm khám.
Những cơn đau nhức khó chịu là không thể tránh khỏi sau khi siết răng. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau.
Chườm đá là một phương pháp giảm đau phổ biến. Bạn có thể sử dụng một túi đá hoặc khăn mềm bọc một vài viên đá rồi chườm quanh vùng má cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu bạn cảm thấy quá đau nhức và ảnh hưởng sinh hoạt của bạn nhưng bắt buộc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc chườm lạnh, người bệnh cũng có thể giảm đau bằng cách chườm nóng. Cho nước ấm vào chai thủy tinh hoặc dùng khăn sạch nhúng nước ấm để chườm xung quanh má. Tuy nhiên, hãy nhớ chỉ sử dụng nước ấm để chườm không dùng nước nóng.
Không chỉ có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn cho răng miệng mà nước muối còn giúp giảm đau hiệu quả tạm thời. Cho vài hạt muối biển vào nước ấm để làm nước súc miệng và súc miệng hằng ngày sau khi ngủ dậy và sau khi ăn.
Việc siết răng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức và ê buốt. Tình trạng này trở nên khó chịu hơn khi bạn ăn thức ăn cứng và khó nhai. Do đó, nên ăn những thức ăn lỏng, mềm để tránh tạo áp lực lên răng để mắc cài giữ được tốt và ít gây đau nhức.
Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể dùng ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng nướu, giúp các mô thích ứng với lực kéo và giảm đau do siết răng niềng.
Niềng răng là một quá trình không hề ngắn và gây nhiều đau đớn cho người đeo niềng trong một thời gian vì yêu cầu siết răng khi niềng định kỳ để răng di chuyển về đúng vị trí và thẳng hàng. Tuy nhiên cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi sau vài ngày và nếu bạn kiên trì sẽ đem lại kết quả tốt. Hãy cố gắng kiên trì để có được nụ cười tuyệt vời nhé!
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp