Bắp cải được đánh giá là loại rau dinh dưỡng nên sử dụng bởi tương đối rẻ so với những loại rau khác. Thế nhưng, bắp cải lại chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe con người. Thế nhưng, bạn cần phải lưu ý một số điều khi sử dụng bắp cải cùng một số loại thức ăn. Vậy tôm có ăn được với bắp cải không?
Những lợi ích của bắp cải đối với sức khỏe
Ngăn ngừa tế bào ung thư
Với một bát bắp cải cắt nhuyễn 100g có chứa hơn 85% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Hàm lượng này tương đương với lượng vitamin C có trong một quả cam nhỏ.
Vitamin được chứng minh là chất chống oxy hóa mạnh, chúng có khả năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tổn thương do những gốc tự do gây ra. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, kể cả ung thư.
Đồng thời, vitamin C còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, phục vụ và duy trì cấu trúc xương, da và mạch máu chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể dễ hấp thụ chất sắt non-heme hơn.
Bảo vệ tim mạch
Trước khi tìm hiểu tôm có ăn được bắp cải không, bạn cần nên biết rằng bắp cải còn sở hữu tác dụng bảo vệ hệ tim mạch hiệu quả. Anthocyanin thuộc họ flavonoid là sắc tố thực vật duy nhất tạo nên màu tím có trong bắp cải tím. Những nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh, hấp thụ nhiều anthocyanin sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.
Bắp cải giúp bạn bảo vệ tốt hệ tim mạch
Theo nghiên cứu về dinh dưỡng ở Anh Quốc, nếu ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng anthocyanin giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu này được thực hiện trong suốt 18 năm với 93.600 phụ nữ thuộc nhóm tuổi từ 25 - 42 tuổi. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống tăng cường lượng anthocyanin giúp giảm tình trạng mắc bệnh mạch vành, ức chế khả năng phát triển bệnh nặng.
Ổn định huyết áp
Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp này càng tăng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bởi do chế độ ăn uống ngày nay dễ gây mất cân bằng giữa natri và kali khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng.
Bắp cải sở hữu công dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả. Trong bắp cải có chứa hàm lượng kali giúp hạ huyết áp và giữ huyết áp ở mức độ ổn định. Chúng sẽ giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bằng cách bài tiết lượng natri thừa qua đường nước tiểu. Ngoài bắp cải, bạn có thể dung nạp nhiều kali hơn trong nấm, việt quất hoặc các loại rau xanh khác.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Một trong những tác dụng khác bắp cải sở hữu là tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Bắp cải không chỉ giúp bạn bổ sung lượng nước cho cơ thể mà còn cung cấp một lượng lớn chất xơ không hòa tan có trong đường ruột. Chất xơ hòa tan trong bắp cải làm tăng số lượng những lợi khuẩn như bifidobacteria và lactobacilli có trong đường ruột.
Bắp cải hỗ trợ cải thiện tốt hệ tiêu hóa mỗi ngày
Những loại lợi khuẩn này đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ hệ miễn dịch và sản xuất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B12, K2. Nếu bạn ăn bắp cải như một loại rau sống hay nấu chín, chúng đều có ích cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và những bệnh lý về đường ruột.
Bổ sung vitamin K
Vitamin K được biết đến khả năng ngăn ngừa bệnh máu khó đông ở trẻ sơ sinh và được dùng nhằm thúc đẩy vết thương mau lành, giảm sưng, tụ máu bầm. Nếu thiếu hụt vitamin K sẽ khiến máu khó đông, tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết không ngừng, gây tử vong.
Trong bắp cải có chứa đến 85% lượng vitamin K, vitamin K có 3 loại chính:
-
Vitamin K1: Đây là loại dưỡng chất có chủ yếu trong những nguồn thức ăn từ thực vật.
-
Vitamin K2: Được tìm thấy trong những loại thực phẩm lên men hoặc có nguồn gốc từ động vật. Ngoài ra, vitamin K2 còn được tạo ra từ những lợi khuẩn có trong ruột già.
-
Vitamin K3: Đây là loại được tổng hợp bằng những phản ứng hóa học và thường được sử dụng làm thuốc.
Tôm có ăn được với bắp cải không?
Tôm nõn khi kết hợp cùng với bắp cải vô cùng có lợi đối với những bệnh nhân xơ cứng động mạch, thiếu máu cơ tim, béo phì và sỏi thận. Tôm nõn có tác dụng cường dương, bổ thận và rất tốt cho dạ dày. Ngoài ra, bắp cải giàu hàm lượng vitamin C và vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bắp cải còn chứa pectin và chất xơ giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol và acid mật có trong đường ruột.
Bạn có thể kết hợp bắp cải và tôm trong bữa ăn hằng ngày
Lưu ý khi chế biến bắp cải
Trong quá trình nấu ăn, bạn cần nên chú ý thời gian thực hiện nấu ở mức tối thiểu. Bởi nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng, phá hủy vitamin B, vitamin C, sắt, canxi, photpho và magie có trong bắp cải.
Bắp cải sở hữu rất nhiều lợi ích, tác dụng tốt về sức khỏe do đó bạn cần nên ăn bắp cải ít nhất một tuần một lần nhằm nhận được nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Bạn có thể chế biến bắp cải thành nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon khác nhau như bắp cải xào, luộc, làm dưa bắp cải,...
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung "tôm có ăn được với bắp cải không?". Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi kết hợp những lợi ích sức khỏe của bắp cải trong thực đơn bữa ăn gia đình nhé!
Tuyết Trâm
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com