Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì?

Ngày 18/10/2023
Kích thước chữ

"Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì?" là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Do giai đoạn đầu đời, thức ăn của trẻ sơ sinh chủ yếu là sữa mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ bỉm có tác động rất lớn đến tình trạng sức khỏe của con.

Viêm da cơ địa là căn bệnh ngoài da nhiều người gặp phải, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh lúc này là sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức nên nếu mẹ ăn uống không phù hợp sẽ khiến tình trạng viêm da ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm da cơ địa là bệnh gì?

Viêm da cơ địa (bệnh lác sữa, chàm sữa ở trẻ em) là chứng bệnh được đặc trưng bởi các biểu hiện da viêm đỏ từng mảng kèm theo ngứa, bong tróc, có khi rỉ dịch. Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh thường xuyên gãi làm da bị trầy xước. Điều này càng khiến tình trạng viêm da càng trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc có thể bắt nguồn từ những tác nhân gây dị ứng bên ngoài tác động. Thông thường, bệnh viêm da cơ địa sẽ khởi phát ở thời điểm trẻ sơ sinh khoảng 2 tuần tuổi, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Bệnh xuất hiện kèm theo các biểu hiện gây khó chịu cho trẻ, điển hình là các tổn thương trên da. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy, viêm tai giữa,…

Vị trí viêm da cơ địa phổ biến là vùng mặt. Trường hợp khi bệnh tiến triển nặng hơn thì những tổn thương sẽ bắt đầu lan dần xuống các vùng da khác trên cơ thể. Đây là căn bệnh mãn tính nên có thể sẽ kéo dài dai dẳng, nguy cơ tái phát cao, thậm chí có thể xảy ra nhiều lần cho đến hết cuộc đời. Điều may mắn là khi trẻ càng lớn thì bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì? 1
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?

Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ rất dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do lúc này cơ thể còn khá yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoạt động hoàn chỉnh. Mặt khác, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ nên vấn đề trẻ sơ sinh viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì là rất quan trọng để không góp phần làm bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể chứa thành phần gây kích ứng cho da bé mà mẹ bỉm cần tránh:

Các sản phẩm từ sữa

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì thì đó là các sản phẩm từ sữa, điển hình như phô mai, sữa chua và kem. Những thực phẩm này có nguồn gốc từ sữa bò, có chứa các chất có thể dẫn đến viêm da dị ứng nên khả năng sẽ làm tăng phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, một số trẻ sơ sinh còn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khi tiếp xúc với protein sữa bò khiến tình trạng phát ban kéo dài dai dẳng.

Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì? 2
Dị ứng đạm sữa bò cũng là một trong những nguyên nhân làm viêm da cơ địa ở trẻ kéo dài

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Ngoài sản phẩm từ sữa thì đậu nành cũng là thực phẩm mẹ bỉm cần kiêng. Đậu nành chứa protein tương tự như sữa bò, sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hạn chế tiêu thụ đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị viêm da dị ứng.

Trứng và đậu phộng

Trứng và đậu phộng đều là những thành phần có khả năng góp phần gây ra đến 70% đợt bùng phát viêm da dị ứng. Các mẹ nên tránh xa các món ăn có chứa trứng hoặc đậu phộng để tạo điều kiện cho con phục hồi.

Quá nhiều chất đạm

Mặc dù chất đạm rất cần thiết nhưng mẹ nạp quá nhiều chất đạm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Mẹ nên tránh các thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt cừu, thịt bò, trứng, mực, tôm.

 Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì? 3
Phụ nữ sau sinh nên tránh nạp nhiều chất đạm gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ 

Thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay

Thực phẩm được chế biến nhiều dầu mỡ hoặc gia vị có thể gây khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Những thành phần này có thể dẫn đến viêm màng nhầy và da. Mẹ bỉm nên lựa chọn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh hơn là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.

Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô như chà là, mận, mơ sấy,… có chứa hàm lượng salicylat, amin, sulphite, bột tạo ngọt,… nên nếu mẹ ăn khi trẻ sơ sinh đang bị viêm da cơ địa càng khiến cho chứng viêm da của con nghiêm trọng hơn. Mẹ hãy bổ sung cho cơ thể những loại trái cây tươi, hoặc cũng có thể tự phơi khô để đổi vị, vừa không có chất bảo quản vừa đảm bảo chất lượng sữa cho bé yêu.

Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì? 4
Mẹ tránh dùng thực phẩm khô, chế biến sẵn để bảo đảm nguồn sữa cho bé sơ sinh

Thức ăn chế biến sẵn

Mẹ bỉm cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì hầu hết đều đóng hộp với lượng chất bảo quản, phụ gia khá cao. Đây đều là những thành phần không tốt cho sức khỏe, nhất là nhũ nhi. Cụ thể, chất nitrit từ thịt đóng hộp rất khó đào thải, chúng sẽ tích tụ ở gan góp phần làm bùng phát mề đay mẩn ngứa, bao gồm cả viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, xúc xích hoặc các loại chả mẹ bỉm cũng nên kiêng vì chúng chứa hàm lượng lớn polyphosphate tác động đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể trẻ, có thể khiến xương trẻ chậm phát triển, dễ tổn thương.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Dưới đây là những hướng dẫn quan trọng để đảm bảo trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể, thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng và sức khỏe lâu dài.

Nuôi dưỡng trẻ bằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Nền tảng sức khỏe của trẻ sơ sinh nằm ở chế độ ăn uống cân bằng. Mẹ bỉm hãy tăng cường khả năng phục hồi của bé yêu bằng cách kết hợp nhiều loại trái cây và rau quả tươi vào chế độ ăn uống của mình. Thông qua nguồn sữa mẹ, những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của bé mà còn đẩy nhanh quá trình chữa lành chứng viêm da cơ địa.

Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì? 5
Mẹ bỉm sữa nên dùng nguồn thực phẩm tươi, giàu chất dinh dưỡng để tăng đề kháng cho trẻ

Ngăn ngừa tổn thương da

Viêm da cơ địa thường kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội, trẻ sơ sinh vô thức gãi mạnh khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Mẹ bỉm hãy ngăn chặn điều này bằng cách giữ móng tay của bé ngắn và sạch sẽ.

Ngoài ra, hãy cho bé mặc những loại quần áo mềm mại, thoáng khí để giảm thiểu kích ứng da và hạn chế gãi. Điều này sẽ ngăn ngừa da bị tổn thương thêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Thận trọng với thuốc

Để giúp trẻ hạn chế sự khó chịu, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc không kê đơn. Nhiều cha mẹ không biết, trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với thuốc và việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến tác dụng phụ bất lợi. Do đó, khi trẻ bị viêm da cơ địa, hãy cho trẻ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đồng thời tuân thủ đúng chỉ định về việc dùng thuốc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ.

Dưỡng ẩm cho da

Da khô và ngứa là biểu hiện thường thấy của viêm da cơ địa. Để cải thiện, mẹ có thể kết hợp các sản phẩm dưỡng ẩm được kê đơn vào quá trình chăm sóc da của bé. Việc dưỡng ẩm thường xuyên không chỉ giúp trẻ dễ chịu hơn mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên của da.

Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì? 6
Muốn dùng sản phẩm làm ẩm da cho bé, mẹ cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa

Bảo vệ trẻ khỏi các chất gây dị ứng

Các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, kim loại và hóa chất,... có thể gây bùng phát bệnh. Do đó, mẹ hãy chú ý giữ môi trường cho trẻ sơ sinh sạch sẽ và không có chất gây dị ứng. Càng giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân gây viêm da bao nhiêu sẽ càng giúp làm giảm đáng kể tần suất và cường độ của các đợt viêm da dị ứng bấy nhiêu.

Ưu tiên ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng phục hồi tổng thể. Mẹ hãy đảm bảo trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon, không bị gián đoạn.

Tóm lại, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, đòi hỏi cha mẹ vừa phải kết hợp dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc da và sử dụng thuốc thận trọng, đồng thời đảm bảo môi trường không có chất gây dị ứng cho trẻ. Do trẻ sơ sinh bú mẹ là chính nên mẹ bỉm cần đặc biệt chú ý thực đơn hàng ngày của mình, đặc biệt là những kiến thức giúp mẹ sáng tỏ vấn đề trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì đã hướng dẫn trong bài viết này. Mặc dù bệnh viêm da cơ địa có thể thuyên giảm khi trẻ lớn lên, nhưng điều cần thiết là phải giải quyết nó một cách hiệu quả trong giai đoạn đầu.

Xem thêm: Mách bạn cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin