Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngôi thai là phần trình diện trước eo trên khung chậu, khi biết được ngôi thai sẽ tiên lượng được quá trình sinh nở tốt hơn. Vậy thai ngôi mông có đẻ thường được không? Thai ngôi mông nên mổ ở tuần thứ bao nhiêu?
Thai ngôi mông là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của mẹ bầu, khi được chẩn đoán là thai ngôi mông mẹ bầu sẽ phân vân là nên sinh thường hay sinh mổ. Mỗi một phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời ngay nhé!
Thai ngôi mông hiểu đơn giản là phần trình diện trước eo trên khung chậu người mẹ là phần mông hoặc chân của em bé. Thông thường chúng ta thường gặp ngôi chỏm, tuy nhiên một phần không nhỏ mẹ bầu gặp tình trạng thai ngôi mông này. Nếu có kinh nghiệm, mẹ bầu có thể xác định ngôi thai của trẻ bằng cách sờ hoặc để ý cách bé đạp.
Thai ngôi mông được chia làm 2 loại chủ yếu:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thai ngôi mông, cụ thể như sau:
Làm cách nào để xác định được thai ngôi mông? Câu trả lời đó chính là siêu âm, trong giai đoạn 32 - 34 tuần mẹ bầu có thể xác định ngôi thai của trẻ bằng phương pháp siêu âm. Thông thường, nếu trẻ là thai ngôi mông trong giai đoạn này bác sĩ sẽ tác động để trẻ xoay ngôi thai, ngoài ra trong giai đoạn cận kề ngày dự kiến sinh bác sĩ sẽ tác động thêm để cố gắng xoay ngôi thêm lần nữa.
Tỷ lệ thai mông hiện nay là từ 3 - 4% số trẻ đủ tháng, trên thực tế trẻ đều có thai ngôi mông ở bất cứ giai đoạn nào. Tuy nhiên từ tuần thứ 32 - 36 em bé sẽ xoay và đầu sẽ hướng về phía đường dẫn sinh (ngôi thai đầu). Nếu thai ngôi mông kéo dài qua giai đoạn trên, cụ thể là từ tuần thứ 37 thì em bé sẽ không xoay được nữa và mẹ phải sinh trẻ ở thai ngôi mông. Vậy thai ngôi mông nên sinh thường hay sinh mổ?
Khi được chẩn đoán là thai ngôi mông, nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu. Thai ngôi mông có sinh thường được không là câu hỏi mà nhiều sản phụ quan tâm. Câu trả lời cho câu hỏi trên là có, tuy nhiên tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định sinh thường hay sinh mổ cho mẹ bầu.
Chỉ định sinh thường nếu đảm bảo những điều kiện sau:
Thai ngôi mông có thể sinh thường được, tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyên sản phụ rằng nên mổ khi con đã đủ tháng thay vì chờ chuyển dạ tự nhiên. Ngoài ra, thai ngôi mông còn dẫn tới một số biến chứng như:
Với những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như trên, mẹ bầu cần phải có sự lựa chọn an toàn cho bản thân và cho bé. Nếu có những thắc mắc liên quan đến việc mổ lấy thai thì bạn hãy hỏi ngay để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ nhé.
Nếu mẹ bầu lựa chọn việc mổ lấy thai khi trẻ là thai ngôi mông thì cần phải được thảo luận trực tiếp với bác sĩ. Việc quyết định đưa em bé ra ngoài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi thai, sức khỏe thai phụ, tiền sử dị ứng...
Thông thường, thai ngôi mông sẽ được chỉ định mổ khi thai đủ trưởng thành và chưa vào chuyển dạ thật sự. Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn 32 - 36 tuần trẻ vẫn có thể quay đầu xuống đường dẫn sinh. Chính vì thế khi chưa đến ngày dự kiến sinh mẹ bầu hoàn toàn có thể chờ em bé xoay đầu. Nếu đến ngày dự kiến sinh, em bé vẫn là thai ngôi mông và mẹ bầu chưa vào giai đoạn chuyển dạ thật sự thì bác sĩ sẽ có chỉ định mổ.
Tỷ lệ thai ngôi mông ở trẻ chỉ từ 3 - 4%, tuy nhiên nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng vì không biết rằng sinh thường hay sinh mổ sẽ tốt cho trẻ hơn. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc của mẹ bầu đang trong tình trạng này. Theo dõi website của nhà thuốc Long Châu để đón đọc nhiều bài viết sức khỏe cho mẹ và bé nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.