Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ngôi thai đầu là gì?

Ngày 20/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi mang thai, người phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để em bé sinh ra đời khỏe mạnh và phát triển bình thường. Đặc biệt, trước khi sinh, chúng ta cần xác định chính xác ngôi thai để từ đó có thể lựa chọn hình thức sinh con phù hợp. Vậy các bạn có biết ngôi thai đầu là gì không?

Ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho quá trình sinh nở. Trên thực tế, nhiều người phụ nữ lần đầu làm mẹ không biết ngôi thai đầu là gì? Liệu em bé đã quay đầu chưa và như vậy có phải là ngôi thai thuận hay không? Trước tiên hãy cùng nhà thuốc tìm hiểu đôi nét về ngôi thai nhé!

Ngôi thai là gì?

Ngôi thai hiểu một cách đơn giản là tư thế nằm của thai nhi so với khung chậu của người mẹ. Trong 24 tuần đầu tiên của thai sản, thai nhi thường quay không cố định trong buồng tử cung của người mẹ. Khi thai nhi lớn dần, sự xoay chuyển ngôi ít đi đồng nghĩa với sự ổn định ngôi thai sẽ tốt hơn.

Tùy vào sự di chuyển của thai nhi trong buồng tử cung mà người ta chia ra thành các kiểu ngôi thai khác nhau bao gồm: Ngôi thai đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Trong đó ngôi thai đầu được coi là ngôi thuận, ngôi mông là ngôi ngược và ngôi ngang là ngôi thai bất thường gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Ngôi thai đầu là gì? 1 Các kiểu ngôi của thai nhi thường gặp

Việc xác định ngôi thai là một trong các bước quan trọng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở và cũng là một trong các yếu tố giúp cho bác sĩ tiên lượng trước một cuộc sinh có thuận lợi hay không? Từ đó đưa ra các hướng sinh thường hay sinh mổ.

Ngôi thai đầu là gì? 

Ngôi thai đầu là gì? 2 Ngôi thai đầu là gì là thắc mắc của nhiều mẹ mang thai lần đầu

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi siêu âm xác định ngôi thai đầu thì có nghĩa là lúc này đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về phía bụng mẹ giúp em bé đi ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên tùy theo vị trí của bé mà ngôi thai đầu được chia làm các dạng như sau:

  • Ngôi đầu hạ vị hay còn gọi là ngôi chỏm: Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía hạ vị thành ngôi thai thuận gọi là ngôi đầu có thể theo dõi để sinh thường khi chuyển dạ.
  • Ngôi mặt: Là ngôi ngửa đầu tối đa, lúc này thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước. Khi xác định được ngôi thai là ngôi mặt thì theo thông thường tiên lượng cho cuộc để ít thuận lợi.
  • Ngôi trán: Là ngôi trung gian của ngôi chỏm và ngôi mặt. Đây là một ngôi hiếm gặp và chỉ xảy ra trong chuyển dạ. Cần phải được chẩn đoán sớm và chính xác để tránh biến chứng cho cả thai phụ và thai nhi.
  • Ngôi thóp trước: Là ngôi trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi trán. Đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi xuống miệng và không sờ được cằm. Tiên lượng và cách xử trí gần như ngôi trán.

Các ngôi kể trên mặc dù cùng là ngôi đầu nhưng chỉ có ngôi đầu hạ vị là ngôi thai thuận và có tiên lượng tốt đối với quá trình sinh nở. Các ngôi còn lại tuy cùng là ngôi đầu nhưng tư thế thai nhi cúi không tốt, gây khó khăn trong lúc sinh đẻ. Vì thế, tùy vào các tình huống khác nhau mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp sinh thích hợp và đảm bảo an toàn tối đa cho mẹ và thai nhi.

Ngôi thai đầu là gì? 3 Tham khảo những ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Làm sao để nhận biết ngôi thai đầu?

Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để xác định ngôi thai. Dưới đây là một vài phương pháp điển hình mà Nhà thuốc muốn giới thiệu đến các bạn:

Siêu âm

Đây là phương pháp hiện đại và có độ chính xác tương đối cao. Vậy đâu là thời điểm lý tưởng để siêu âm xác định ngôi thai?

Từ tuần 28 trở đi, thai nhi phát triển và dần quay đầu hướng xuống âm hộ của mẹ. Tuy nhiên, mỗi thai nhi sẽ có thời điểm bắt đầu và thực hiện xoay ngôi thai khác nhau. Thường thì ngôi thai sẽ ổn định và vào đúng vị trí ở tuần thứ 35 của thai kỳ. Nói cách khác đây là thời điểm vàng để siêu âm xác định ngôi thai.

Ngoài cho mẹ biết ngôi thai là thuận hay ngược thì siêu âm thai còn cung cấp cho thai phụ và bác sĩ những thông tin quan trọng khác của thai nhi như: Cân nặng và hình dáng của thai nhi, sự phát triển các cơ quan của thai nhi, tình trạng nước ối… Từ đó bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển của thai nhi như thế nào.

Ngôi thai đầu là gì? 4 Siêu âm là phương pháp tốt nhất để xác định ngôi thai

Nhận biết ngôi thai đầu qua cử động của thai nhi

Thông qua vị trí thai máy, cử động chân tay của thai nhi mà dự đoán ngôi thai. Tuy nhiên, trong cách nhận biết này, mẹ bầu cần hết sức để ý. Nếu thai nhi đạp phía bụng trên thì nghĩa là con đã xoay về đúng vị trí. Nói cách khác thì ngôi của thai nhi là ngôi thai đầu. Còn nếu thai nhi đạp phía bụng dưới thì chứng tỏ thai nhi vẫn chưa xoay chuyển về đúng vị trí.

Phán đoán ngôi thai bằng tay

Đây là phương pháp sử dụng tay để nhận biết ngôi thai đã xoay chuyển hay chưa. Tuy nhiên, với phương pháp này thì cần có sự hỗ trợ từ 1 người khác nữa. Cụ thể, mẹ sẽ nằm xuống và người hỗ trợ sẽ thực hiện các bước theo thứ tự:

Bước 1: Người hỗ trợ đặt tay nhẹ nhàng vào đáy tử cung của thai phụ sau đó từ từ đẩy nhẹ lên phía bụng. Nếu cảm thấy cứng phía đáy tử cung thì đó có thể là đầu của em bé và đây chính là ngôi thai đầu.

Bước 2: Hai tay của người hỗ trợ sẽ đặt lần lượt vào bên phải và bên trái vùng bụng của mẹ bầu. Tay phải nắn bụng nhẹ nhàng, tay trái giữ nguyên và ngược lại. Từ đó xác định lưng của em bé đang ở phía nào. Từ đó xác định rõ là dạng ngôi thai đầu nào.

Ngôi thai đầu tiên lượng đẻ thường hay đẻ mổ? Hầu hết chúng ta ai cũng muốn sinh thường. Tuy sinh thường mất sức và đau nhiều trong lúc chuyển dạ hơn phương pháp sinh mổ nhưng bù lại thì thời gian bình phục nhanh hơn và không để lại di chứng sau sinh.

Tuy nhiên, để đưa ra được phương pháp sinh thường hay sinh mổ thì ngoài ngôi thai đầu bác sĩ còn cần phải dựa vào một số yếu tố khác như: Cân nặng của thai nhi, tình trạng sức khỏe của sản phụ, khung xương chậu của mẹ… Vì thế mà không phải thai phụ nào có ngôi thai đầu cũng có thể đẻ thường.

Hy vọng bài viết trên đây của nhà thuốc Long Châu đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc ngôi thai đầu là gì và hiểu thêm phần nào đó các kiến thức về ngôi thai đầu. Tuy nhiên, để em bé sinh ra khỏe mạnh thì các mẹ hãy thường xuyên thăm khám định kỳ để có thể theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm