Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Thai to là gì? Thai to có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến thai to

Ngày 19/10/2022
Kích thước chữ

Dân gian truyền rằng thai to là điều tốt khi thai phụ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Tuy nhiên, quan niệm đó không hoàn toàn đúng. Theo bác sĩ sản khoa, thai phát triển quá lớn có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy thai to là gì? Nguyên nhân dẫn đến thai to mà mẹ bầu cần biết là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Thai to có thể là kích thước sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu sức khỏe mà mẹ bầu cần lưu tâm. Thai phát triển ngoại cỡ không chỉ gây ảnh hưởng tới mẹ và bé trong kỳ thai mà còn tác động tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi sau kỳ sinh nở. Vậy mẹ bầu cần lưu ý gì với hiện tượng thai to?

Thai to là gì?

Thai to được định nghĩa là khi trẻ sơ sinh có cân nặng từ 4.000 gam trở lên sẽ được gọi là thai thừa cân hay thai to. Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam có cấu trúc xương nhỏ và thân hình mảnh mai nên em bé từ 3.500 gam trở lên đã được đánh giá là thai to. Hiện nay ở nước ta, cân nặng trung bình của một trẻ sơ sinh khoảng từ 3.000 tới 3.200 gam.

Thai nhi có cân nặng quá lớn có thể gây khó khăn trong việc sinh đẻ, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, thai to nặng trên 4.500 gam tăng nguy cơ biến chứng cho sản phụ khi lựa chọn cách sinh tự nhiên.

Thai to là gì? Thai to có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến thai to mà mẹ bầu cần biết
Thai to là gì?

Nguyên nhân dẫn đến thai to?

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển quá mức của thai nhi. Quan niệm dân gian thường cho rằng con nặng ký do mẹ được ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng trong quá trình mang thai, tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng. Nghiên cứu đã ghi nhận cân nặng của trẻ sơ sinh ở những mẹ bầu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi gen di truyền cùng một số yếu tố sau:

Sức khỏe của mẹ bầu

Nếu người mẹ có cơ thể khỏe mạnh và vóc dáng cao lớn thường sẽ có thai lớn hơn so với những bà mẹ có thân hình mảnh mai. Mặt khác, nếu mẹ bầu bị các bệnh như tiểu đường, béo phì và không kiểm soát được chế độ ăn uống hợp lý dễ dẫn tới biến chứng thai to. Không những vậy, điều này còn làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý tim mạch đi kèm.

Vì vậy, trong quá trình mang thai, thai phụ cần được chăm sóc và cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt và cân bằng để hạn chế tối đa tác động của bệnh tới mẹ và bé.

Có thai nhiều lần

Không phải mọi trường hợp mang thai nhiều sẽ gặp hiện tượng thai to. Tuy nhiên, thống kê ghi nhận những thai phụ đã trải qua nhiều lần thai kỳ sẽ có bé đẻ sau nặng cân hơn bé đẻ trước đó. Vì vậy, mang thai nhiều lần cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai mà mẹ cần chú ý.

Thai to là gì? Thai to có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến thai to mà mẹ bầu cần biết 2
Em bé sinh sau có thể nặng hơn bé sinh trước

Cách nhận biết thai to

Để tránh những biến chứng do mang thai to, nhận biết sớm là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc phát hiện thai lớn là điều không dễ và thường cần bác sĩ kiểm tra định kỳ mới có thể phát hiện được. Một số dấu hiệu mang thai lớn hơn bình thường bao gồm:

  • Chiều cao của tử cung vượt qua mức dự kiến ứng với tuần thai: Thông thường khi thai từ tuần thứ 16 trở đi, tuổi thai sẽ ứng với chiều cao của tử cung mẹ. Từ giai đoạn này, nếu tử cung của mẹ cao vượt quá mức dự kiến có thể báo hiệu thai to.
  • Dịch nước ối nhiều: Khi thai to thì túi chứa thai cũng lớn kèm theo lượng nước ối cũng nhiều hơn. Điều này có thể được phát hiện đơn giản bằng cách theo dõi cân nặng, đo kích thước vòng bụng hoặc quan sát lượng nước ối thông qua siêu âm ổ bụng.
Thai to là gì? Thai to có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến thai to mà mẹ bầu cần biết 3
Chiều cao tử cung vượt quá mức dự kiến báo hiệu thai to

Xử trí khi mẹ bầu có thai quá lớn

Thăm khám với bác sĩ

Khi sản phụ nhận thấy những dấu hiệu như vòng bụng hay cân nặng tăng nhanh, cần lưu ý những điểm sau:

  • Khám sức khỏe định kỳ trước sinh để bác sĩ có thể theo dõi sát sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Cùng với đó, theo dõi thường xuyên huyết áp, lượng đường huyết của mẹ bầu, đo tim thai. Nhờ khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện những triệu chứng như tăng huyết áp, phù… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn và tư vấn phù hợp với tình trạng thể chất và sức khỏe của thai phụ và em bé.
  • 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, khi thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất. Vì vậy thai phụ cần tầm soát các dị tật thai nhi như  bệnh tim bẩm sinh và các tật bẩm sinh khác, tầm soát các bệnh lý như đái tháo đường thai kỳ để hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.
  • Thai phụ cần trang bị kiến thức và kỹ năng nhận biết dấu hiệu dọa sinh sớm để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Khám chuyên khoa Tim mạch 3 tuần sau khi sinh.
  • Khám chuyên khoa Nội tiết khoảng 4 tới 6 tuần sau khi sinh.

Theo dõi và kiểm soát cân nặng

Thai phụ có thể tự theo dõi sát sự thay đổi cân nặng của mình qua các tháng thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi và dịch ối sẽ khiến cân nặng của mẹ tăng lên trong suốt giai đoạn mang thai. Mức cân nặng lý tưởng mà mẹ bầu có thể tham khảo qua các kỳ thai như sau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất (tháng thứ 1 đến tháng thứ 3): Tăng 0,8 tới 8kg.
  • Tam cá nguyệt thứ nhất (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6): Tăng 5 tới 6kg.
  • Tam cá nguyệt thứ nhất (tháng thứ 7 đến tháng thứ 9): Tăng 3 tới 5kg.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý cần được xây dựng với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm:

  • Nhóm vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Nhóm protein (đạm).
  • Nhóm carbohydrate(tinh bột).
  • Nhóm lipid (chất béo).

Một thực đơn cân bằng và khoa học sẽ giúp thai phụ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đồng thời góp phần kiểm soát cân nặng và đường huyết của thai phụ. Chú ý luôn đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, mẹ bầu cần tăng cường ăn các loại rau quả xanh, hoa quả tươi theo nguyên tắc đủ bảy sắc cầu vồng trong một ngày để cung cấp toàn diện vi khoáng và vitamin. Tốt hơn hết là lựa chọn rau củ quả theo mùa để hạn chế lượng thuốc trừ sâu tồn dư trong thực phẩm, đồng thời ăn đa dạng các loại thực vật.

Thai to là gì? Thai to có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến thai to mà mẹ bầu cần biết 4
Một chế độ ăn hợp lý giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh

Mặt khác, không nên ăn quá nhiều gia vị như muối, đường hay ớt. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn hàng quán hay đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chiên xào nhiều lần.

Hạn chế tuyệt đối các loại đồ uống hay chế phẩm chứa chất kích thích như rượu, thuốc lá, thuốc lào… có thể gây kích thích rối loạn tâm thần và hành vi.

Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Thai to là gì?” và nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thai to. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Thai to được định nghĩa khi cân nặng của trẻ sơ sinh lớn hơn 4 kg. Thai to có thể đến từ nhiều nguyên nhân như cân nặng hay tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Ngoài ra, đối với thai phụ đã mang thai nhiều lần thì em bé sinh sau có thể nặng hơn bé trước. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt kỳ thai sản, thai phụ cần đi khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi các chỉ số cơ thể cũng như phát hiện các triệu chứng, từ đó đưa ra tư vấn và điều trị kịp thời.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin