Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thận trọng bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn

Ngày 22/09/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh nhiễm trùng máu là một căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn bắt nguồn từ sự xâm nhập của các vi sinh vật, bệnh thường có các triệu chứng phổ biến như: Sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức.

Nhiễm trùng máu ở người lớn dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, dẫn tới điều trị chậm trễ. Chúng ta cùng tìm hiểu các triệu chứng bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời!

1. Triệu chứng nhiễm trùng máu ở người lớn

Do nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết) có thể bắt đầu ở bất kỳ các bộ phận nào trên cơ thể nên bệnh cũng có nhiều triệu chứng khác nhau. Nguyên nhân của bệnh bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu bởi các vi sinh vật.

Nhiễm trùng máu sẽ có đầy đủ các biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc như: dấu hiệu đầu tiên là sốt cao, nhiệt độ cơ thể không ổn định; thở gấp hoặc rối loạn nhịp thở; ớn lạnh; đi tiểu ít hơn bình thường; mạch nhanh; thở nhanh; buồn nôn, ói mửa; bị tiêu chảy.

Thận trọng bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn 1Người nhiễm trùng máu có biểu hiện rối loạn nhịp thở, tim đập nhanh, thở nhanh

Nhiễm trùng máu ở người lớn là một hội chứng nhiễm trùng huyết, gồm ba giai đoạn. Đầu tiên là nhiễm trùng huyết sau đó là đến giai đoạn sốc nhiễm trùng huyết nặng và cuối cùng là giai đoạn tự hoại.

Để điều trị bệnh nhiễm trùng huyết cần phải phát hiện kịp thời và điều trị trong giai đoạn nhẹ, trước khi bệnh trở sang giai đoạn nặng và nguy hiểm hơn.

Để xác định chính xác bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn phải thể hiện ra ít nhất hai trong số những triệu chứng phổ biến sau:

  • Sốt trên 101,3oF (tức trên 38,5oC) hoặc dưới 95oF (tức dưới 35oC).
  • Nhịp tim của người bệnh hơn 90 nhịp một phút.
  • Tốc độ hô hấp trung bình phải hơn 20 lần/phút.
  • Có thể xảy ra hoặc đã được xác nhận bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng huyết nặng: Để biết chính xác có phải nhiễm trùng huyết nặng hay không dựa trên những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Vùng da bị vằn.
  • Người bệnh giảm đáng kể lượng nước tiểu.
  • Đột ngột thay đổi trạng thái tâm thần.
  • Giảm nhanh số lượng tiểu cầu.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở.
  • Bất thường trong chức năng tim.

Sốc nhiễm trùng: Được chuẩn đoán chính xác nếu có những dấu hiệu và triệu chứng của cả nhiễm trùng huyết nặng cộng với huyết áp rất thấp.

Về mặt xét nghiệm nhiễm trùng máu: người bệnh phải có những quy định như: bệnh nhân người lớn có một hay nhiều lần cấy máu cho kết quả dương tính, vi khuẩn được phân lập từ máu không có liên quan đến nhiễm trùng ở vị trí khác.

Thận trọng bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn 2Kết quả xét nghiệm máu cho kết quả dương tính với nhiễm trùng máu

2. Điều trị nhiễm trùng máu ở người lớn

Việc điều trị nhiễm trùng máu ở người lớn phải bảo đảm các nguyên tắc diệt mầm bệnh, điều chỉnh các rối loạn do nhiễm trùng huyết gây ra và nâng cao sức đề kháng của người bệnh.

Điều trị nguyên nhân phải sử dụng kháng sinh đúng theo quy định, cần dùng kháng sinh theo mầm bệnh vi khuẩn bị nhiễm và theo kháng sinh đồ, liều thuốc kháng sinh dùng phải cao và theo đường tiêm truyền, tốt nhất là dùng đường tĩnh mạch trong những ngày đầu.

Nên phối hợp các kháng sinh với nhau để nâng cao hiệu lực điều trị đối với các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và chưa xác định rõ mầm bệnh vi khuẩn. 

Thời gian sử dụng kháng sinh phải bảo đảm yêu cầu không được dưới 2 tuần, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có chỉ định phải dùng kháng sinh đến vài tháng.

Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng phối hợp để điều trị bao vây khi chưa phân lập được mầm bệnh, vi khuẩn đã kháng kháng sinh hoặc tình trạng nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn gây nên, dự phòng và làm chậm lại sự xuất hiện của chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, tăng khả năng ức chế và diệt khuẩn của kháng sinh... 

Thận trọng bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn 3Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ dịnh điều trị ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng máu

Cần lưu ý phải giải quyết triệt nhiễm trùng máu ở người lớn: các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát, thứ phát bằng những thủ thuật ngoại khoa như rạch dẫn lưu ổ áp-xe, lấy bỏ các nguyên nhân gây nhiễm trùng như những ống dẫn truyền, xông dẫn lưu...

Hiện nay, các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để giải quyết nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết có hiệu quả trên thực tế. Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram dương thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ I với nhóm quinolon hoặc nhóm aminoglycozid. 

Nếu nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm thường dùng kết hợp kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ III với nhóm quinolon hoặc nhóm amiloglycozid.

Ngoài điều trị nhiễm trùng máu ở người lớn đặc hiệu với các thuốc kháng sinh phù hợp, người bệnh còn cần phải được điều trị theo cơ chế bệnh sinh như: điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, giải độc bằng các loại dung dịch Dextro, Ringer lactat; chống toan hóa máu với độ pH dưới 7,2 bằng dung dịch bicarbonat.

Khi có hội chứng đông máu nội mạch lan tỏa DIC (disseminated intravascular coagulation) phải điều trị bằng heparin; dùng thuốc và phương pháp trợ tim mạch, hồi sức hô hấp và tuần hoàn.

Điều trị tình trạng sốc nhiễm khuẩn; tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng truyền máu, chất đạm và vitamin

Bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn đặc biệt nguy hiểm vì bệnh sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan thận và các cơ quan nội tạng khác. Cùng chia sẻ kiến thức về cách điều trị bệnh nhiễm trùng máu cũng như triệu chứng của bệnh để có thể được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm