Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thang điểm Glasgow là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong y khoa?

Ngày 22/01/2023
Kích thước chữ

Trong y khoa, khi muốn đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh một cách lượng hóa các chuyên gia sẽ sử dụng thang điểm Glasgow. Thang điểm này cho biết nhiều thông tin về sức khỏe, khá khách quan và đáng tin cậy. Từ đó các bác sĩ có thể tiên lượng và dễ dàng theo dõi diễn tiến của người bệnh. Bài viết này của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu những thông tin quan trọng về thang điểm Glasgow này.

Ban đầu, thang điểm Glasgow được thiết lập để có thể lượng giá độ hôn mê của người bị chấn thương đầu. Nhưng đến hiện tại thì nó còn được sử dụng đánh giá người bệnh trong các trường hợp bệnh lý khác.

Thang điểm Glasgow là gì?

Thang điểm Glasgow được mô tả vào năm 1974 bởi Graham Teasdale và Bryan Jennett. Công cụ này đánh giá tình trạng hôn mê và suy giảm ý thức dựa trên những bằng chứng thực tế. Đây được xem là một tiêu chuẩn về mức độ ý thức ở người bị tổn thương não cấp tính do thương tật.

Thang điểm Glasgow là gì? Có ý nghĩ ra sao trong y khoa

Thang điểm Glasgow được dùng để đánh giá mức độ ý thức của người bệnh

Thang điểm Glasgow theo thời gian trong Y khoa ngày càng chứng minh được vai trò của nó và trở thành thang điểm khách quan, đáng tin cậy để ghi lại mức độ ý thức ban đầu và diễn tiến sau đó ở một người sau khi bị chấn thương sọ não. Thang điểm này tuy khá đơn giản nhưng vẫn cho kết quả tương quan tốt với các chấn thương não nghiêm trọng.

Với những bệnh nhân cần sử dụng thang điểm Glasgow để đánh giá thì cần thực hiện lần đầu là tại hiện trường, tiếp theo là tại thời điểm nhập viện và cứ sau bốn giờ sau đó, ngoại trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ. Đây là những dấu hiệu lâm sàng cho ra những thông tin quan trọng, làm cơ sở để có thể xác định sự cải thiện hoặc diễn tiến xấu hơn ở tri giác của bệnh nhân.

Nội dung thang điểm Glasgow

Dựa trên 3 tiêu chí đáp ứng ý thức đó là: Đáp ứng bằng lời nói, bằng mắt và vận động. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành tính điểm Glasgow cho bệnh nhân. Dựa trên các con số này bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng chấn thương đang ảnh hưởng đến ý thức của bệnh nhân ra sao.

Thang điểm Glasgow là gì? Có ý nghĩ ra sao trong y khoa

Nội dung thang điểm Glasgow gồm 3 tiêu chí đáp ứng bằng mắt, lời nói và vận động

Thang điểm Glasgow ở người trưởng thành

Dưới đây là những điểm để xác định thang điểm Glasgow cho người trưởng thành được các bệnh viện và cơ sở y tế áp dụng:

Đáp ứng bằng mắt

Biểu hiện:

  • Có thể mở mắt tự nhiên: + 4 điểm.
  • Chỉ mở mắt khi gọi: + 3 điểm.
  • Chỉ mở mắt khi bị tác động gây đau: + 2 điểm.
  • Không mở mắt được: + 1 điểm.

Đáp ứng bằng lời nói

Biểu hiện: 

  • Định hướng tốt, nói được chính xác tên, ngày giờ, địa điểm: + điểm 5.
  • Giao tiếp mạch lạc nhưng nhầm lẫn về thông tin: + 4 điểm.
  • Chỉ nói được từ đơn, dễ : + 3 điểm.
  • Nói những từ hoặc câu vô nghĩa: + 2 điểm.
  • Không nói được: + 1 điểm.

Đáp ứng bằng vận động

Biểu hiện: 

  • Có thể thực hiện vận động được theo lệnh: + 6 điểm.
  • Đáp ứng chính xác khi bị gây đau: + 5 điểm.
  • Đáp ứng không chính xác khi bị gây đau: + 4 điểm.
  • Gấp cứng: + 3 điểm.
  • Duỗi cứng: + 2 điểm.
  • Không đáp ứng: + 1 điểm.

Dựa trên số điểm tổng cuối cùng của cả 3 tiêu chí trên bác sĩ sẽ thực hiện các phản ứng đánh giá để biết được tình trạng mức độ chấn thương của người bệnh. Cụ thể kết quả như sau:

  • Thang điểm Glasgow từ 3 - 8: Mức độ chấn thương nặng.
  • Thang điểm Glasgow từ 9 - 12: Mức độ chấn thương trung bình.
  • Thang điểm Glasgow từ 13 - 15: Mức độ chấn thương nhẹ.

Với các trường hợp thang điểm Glasgow thấp dưới 8 bệnh nhân cần nhanh chóng được kiểm soát tránh suy hô hấp nhằm đảm bảo tính mạng. Thang điểm Glasgow của bệnh nhân trong quá trình theo dõi điều chị có thể thay đổi. Nếu tăng có thể thấy bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục, còn Glasgow giảm thì có nghĩa là diễn biến bệnh đang rất nguy hiểm.

Thang điểm Glasgow là gì? Có ý nghĩ ra sao trong y khoa

Thang điểm Glasgow từ 3 - 8 biểu thị mức độ chấn thương nặng

Thang điểm Glasgow trẻ em

Thang điểm Glasgow trẻ em được sử dụng để đánh giá các tiêu chí phản ứng ý thức.

Đáp ứng vận động

Trẻ em >1 tuổi:

  • Trẻ có thể làm đúng theo động tác yêu cầu: + 5 điểm.
  • Trẻ không làm đúng động tác theo yêu cầu nhưng bị kích thích gây đau có thể gạt tay ra: + điểm 4.
  • Trẻ chỉ có thể co gập tay chân khi bị kích thích gây đau, không gạt tay ra được: + điểm 3.
  • Trẻ có cử động tay chân nếu bị kích thích gây đau: + 2 điểm.
  • Trẻ có đáp ứng duỗi cứng tứ chi: + 1 điểm.
  • Trẻ không có đáp ứng: + 1 điểm.

Trẻ em <1 tuổi:

  • Trẻ thực hiện động tác tự nhiên như khua tay, bú tay, đưa tay ra: + 6 điểm.
  • Trẻ không có động tác tự nhiên nhưng vẫn gạt tay ra đúng chỗ khi bị kích thích đau: + điểm 5.
  • Trẻ bị đau nhưng không thể gạt tay ra được, chỉ co gập tay chân: + 4 điểm.
  • Trẻ bị đau nhưng chỉ cử động dị hình 2 tay co, 2 chân duỗi: + 3 điểm.
  • Trẻ đáp ứng bằng tứ chi đều duỗi cứng: + 2 điểm.
  • Trẻ hoàn toàn không có phản ứng: + 1 điểm.

Đáp ứng mắt

Độ tuổi: Mọi lứa tuổi

  • Trẻ mở mắt một cách tự nhiên: + 4 điểm.
  • Trẻ không thể mở mắt tự nhiên, chỉ mở khi gọi: + 3 điểm.
  • Trẻ chỉ mở mắt khi bị kích thích gây đau: + 2 điểm.
  • Trẻ không mở mắt cả khi bị kích thích gây đau: + 1 điểm.

Đáp ứng lời nói

Trẻ em > 5 tuổi:

  • Trẻ có thể trả lời đúng câu hỏi về thời gian và không gian: + 5 điểm.
  • Trẻ trả lời được nhưng kết quả sai: + 4 điểm.
  • Trẻ chỉ nói lời rời rạc và không có nghĩa: + 3 điểm.
  • Trẻ chỉ phát âm được khi hỏi lớn hoặc khi bị kích thích gây đau: + 2 điểm.
  • Trẻ im lặng ngay cả khi bị kích thích gây đau: + 1 điểm.

Trẻ em từ 2 - 5 tuổi:

  • Trẻ nói được câu, từ có nghĩa: + 5 điểm.
  • Trẻ nói được nhưng câu vô nghĩa: + 4 điểm.
  • Trẻ chỉ khóc hoặc la hét: + 3 điểm.
  • Trẻ phát ra âm thanh nhưng không thành từ: + 2 điểm.
  • Trẻ không có phản ứng: + 1 điểm.

Trẻ em từ 0 - 23 tháng:

  • Trẻ cười, khóc đòi mẹ: + 5 điểm.
  • Trẻ khóc và có thể dỗ cho nín: + 4 điểm.
  • Trẻ chỉ khóc hoặc la hét: + 3 điểm.
  • Trẻ chỉ phát ra âm thanh nhưng không thành từ: + 2 điểm.
  • Không có phản ứng gì: + 1 điểm.

Thang điểm Glasgow là gì? Có ý nghĩ ra sao trong y khoa

Thang điểm Glasgow trẻ em cho biết nhiều thông tin về tình trạng hôn mê của trẻ

Với trẻ em sau khi tổng thang điểm Glasgow bạn có thể dựa trên những kết quả dưới đây để đánh giá như sau:

  • Thang điểm Glasgow =< 7 điểm: Trẻ bị hôn mê.
  • Thang điểm Glasgow = 8 điểm: 50% trẻ hôn mê.
  • Thang điểm Glasgow >= 8 điểm: Trẻ vẫn có đáp ứng và cần theo dõi thêm.

Đánh giá về thang điểm Glasgow trong chấn thương sọ não

Như đã nói ở trên thang điểm Glasgow dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của người bệnh bệnh. Trong chấn thương sọ não các chuyên gia sẽ dựa trên tổng điểm: Từ 13 - 15 điểm là mức độ nhẹ. Từ 9 - 12 điểm là mức độ trung bình. Từ 8 điểm trở xuống là mức độ nghiêm trọng. Biết được điểm số này sẽ giúp bác sĩ tiên lượng được các di chứng sau chấn thương sọ não có thể xuất hiện.

Ở Mỹ theo một số nghiên cứu người lớn tuổi bị chấn thương sọ não nặng được điều trị có tỉ lệ tử vong khoảng 25 đến 33%. Nếu điểm Glasgow càng cao thì khả năng sống sót sẽ tỉ lệ thuận theo. Đối với trẻ em thường có tiên lượng tốt hơn so với người lớn nếu có cùng mức độ tổn thương. Theo thang điểm này, các kết quả ở bệnh nhân chấn thương sọ não có thể gặp là:

  • Phục hồi tốt (Có thể trở về tình trạng trước khi bị chấn thương).
  • Khuyết tật trung bình (Có khả năng tự chăm sóc bản thân).
  • Khuyết tật nặng (Không có khả năng tự chăm sóc bản thân).
  • Sống ở trạng thái thực vật (Không có khả năng nhận thức).

Thang điểm Glasgow là gì? Có ý nghĩ ra sao trong y khoa

Thang điểm glasgow trong chấn thương sọ não giúp bác sĩ tiên lượng về tình hình sức khỏe

Những thay đổi trong phản ứng vận động là yếu tố được xem xét chủ yếu ở những người bị suy giảm nghiêm trọng hơn. Trong khi ánh mắt và lời nói cho những thông tin hữu ích hơn ở người mức độ bệnh ít nghiêm trọng hơn. Do đó, tùy từng bệnh nhân, các phát hiện lâm sàng trong ba tiêu chí trên phải được báo cáo riêng biệt. Tổng điểm của glasgow chỉ thông báo một chỉ số tổng thể tóm tắt hữu ích nhưng dễ sót thông tin quan trọng.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm Glasgow

Thang điểm Glasgow có giá trị cao trong theo dõi tình hình sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế của thang điểm này:

  • Người bị rối loạn tâm lý hoặc sử dụng thuốc an thần.
  • Người khiếm thính hoặc có chức năng tai kém.
  • Bệnh nhân can thiệp đặt hoặc mở khí quản.
  • Người xuất hiện bệnh lý thần kinh hay đã có tổn thương trí tuệ.
  • Tuổi khác và khác biệt về ngôn ngữ.

Khi không đủ các điểm thành phần sẽ khó tính được Glasgow và kết quả không chính xác từ đó dễ dẫn đến xử lý sai, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, việc đánh giá thang điểm Glasgow cũng còn phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của nhân viên y tế, từ đó gây sai lệch kết quả và phán đoán.

Thang điểm Glasgow có ý nghĩa quan trọng trong y khoa để giúp xác định những thay đổi về ý thức ở bệnh nhân gặp chấn thương. Mục tiêu khi sử dụng thang điểm Glasgow được hiệu quả là phải có một cách tiếp cận đúng tiêu chuẩn từ đó giúp đánh giá chính xác và tăng cường tính nhất quán trong việc sử dụng thang điểm này.

Minh QA

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin