Long Châu

Thế nào là mề đay mãn tính tự miễn?

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mề đay mãn tính tự miễn là căn bệnh xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở các vị trí như tay, lưng, bụng hoặc toàn thân. Tình trạng này nếu như cứ để kéo dài và không chữa trị kịp thời sẽ rất dễ để lại di chứng đến sức khỏe sau này.

Mề đay mãn tính tự miễn là một loại bệnh được cho là khá khó khăn để có thể điều trị. Vậy mề đay mãn tính tự miễn là gì, nguyên nhân chủ yếu là do đâu? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bằng một vài thông tin chi tiết dưới đây.

Mề đay mãn tính tự miễn là gì?

Nổi mề đay là một phản ứng của cơ thể khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, đặc biệt là mùa hè. Hậu quả là cơ thể phải chịu đựng những cơn ngứa ngày dai dẳng, khó chịu và khiến cho mọi người cảm thấy tự ti. Khi hệ miễn dịch trong cơ thể xác định nhầm các tế bào có lợi thành có hại và quay ra tấn công chúng. Lúc này gây ra hiện tượng tự miễn, kèm theo mề đay ngứa hay còn được gọi là mề đay mãn tính tự miễn. 

Thế nào là mề đay mãn tính tự miễn? 1

Mề đay mãn tính tự miễn là dấu hiệu trên cơ thể người bệnh xuất hiện những nốt mẩn đỏ

Mề đay mãn tính tự miễn thường kéo dài từ 6 tuần trở nên, bởi vì bản chất là mãn tính nên đây được coi là loại bệnh khó điều trị. Theo như lý giải cụ thể ở các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc hệ thống miễn dịch gặp vấn đề.

Tự kháng thể được hình thành và liên kết với thụ thể Fc bên trên bề mặt của tế bào mast. Khi mô mũi, kết mạc mắt bị các chất dị ứng từ bên ngoài xâm nhập vào, chúng sẽ lần lượt đi qua ruột để liên kết với IgE cụ thể. Khi xuất hiện sự tương tác này, kháng thể IgE sẽ gửi tín hiệu tới tế bào mast và đồng thời giải phóng histamin vào trong máu. Histamin tự do là nguyên nhân gây ra các hiện tượng dị ứng ở mắt mũi và nặng hơn ở những người bị viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân gây nên mề đay mãn tính tự miễn

Cơ chế hoạt động cũng như nguyên nhân của bệnh mề đay mãn tính tự miễn được cho là khá phức tạp. Mỗi một người bệnh thì có thể tìm ra một hoặc nhiều lý do khác nhau. Sau đây là một vài nguyên nhân chủ yếu:

  • Dị ứng thức ăn.
  • Dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Do bị côn trùng cắn.
  • Dị ứng do sử dụng mỹ phẩm.
  • Do di truyền (từ bố mẹ).
  • Do bắt nguồn từ những bệnh lý có liên quan.
  • Do nguyên nhân tự phát.

Thế nào là mề đay mãn tính tự miễn? 2

Sử dụng mỹ phẩm sai cách hoặc không rõ nguồn gốc khiến cho da mặt bị nổi mề đay mãn tính tự miễn

Theo thống kê thì có tới 70 đến 80% các trường hợp mề đay mãn tính tự miễn mắc bệnh không tìm được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên nguyên nhân của yếu được đưa ra đó là bắt nguồn từ các bệnh nội khoa tiềm ẩn. Ví dụ như việc cơ thể bị nhiễm Helicobacter, nhiễm trùng mạn tính, nhiễm ký sinh trùng đặc biệt là các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Trường hợp hiếm gặp nhất là các bệnh về ung thư.

Điều trị mề đay mãn tính tự miễn như thế nào?

Khi cơ thể bắt đầu ngứa ngáy khó chịu và được chẩn đoán là mắc bệnh mề đay mãn tính tự miễn thì phải ngay lập tức áp dụng các phương pháp điều trị. Điều trị kết hợp cùng với sử dụng các loại thuốc khác nhau để giảm tần suất bùng pháp của bệnh.

Theo thời gian thì những tự kháng thể này được cho là thuyên giảm mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc. Tuy nhiên nếu mề đay cứ kéo dài và không hề có dấu hiệu giảm xuống thì lúc này cần phải can thiệp bằng những biện pháp khác.

Can thiệp nhưng không dùng thuốc

Các căn bệnh mãn tính ngoài việc sử dụng thuốc ra thì có thể áp dụng đa dạng nhiều phương pháp khác nhau. Mề đay mãn tính tự miễn cùng tương tự như vậy. Sau đây là một vài cách mà bạn có thể an toàn áp dụng:

  • Sử dụng khăn thấm qua nước lạnh và vắt khô hoặc gạc lạnh đắp lên phần da bị ngứa trong vòng vài phút. Lúc này nhiệt độ thấp sẽ hỗ trợ làm dịu các vết sưng, ngứa.
  • Sử dụng các loại thảo dược để đun nước tắm. Các loại lá có tác dụng cực tốt trong việc kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa như trà xanh, lá trầu không,... Sử dụng trong một thời gian những cơn ngứa sẽ được thuyên giảm một cách hiệu quả.
  • Nha đam cũng được coi là lành tính và an toàn khi sử dụng cho người bị mề đay. Trong nha đam có chứa các thành phần như vitamin, acid amin có tác dụng cao trong việc làm ẩm và dịu nhẹ các vết bỏng, vết ngứa. Lấy phần gel trong nha đam và bôi lên da trong vòng 10 phút rồi rửa sạch.
  • Ngoài ra thì bạn còn có thể sử dụng baking soda bằng cách trộn cùng với nước rồi xoa lên phần da bị ngứa trong vòng 10 phút. Hoặc pha cùng với nước tắm một tuần khoảng 2-3 lần. Hiệu quả mà nó mang lại là giảm vết sưng, vết ngứa rõ rệt.

Thế nào là mề đay mãn tính tự miễn? 3

Thảo dược có rất nhiều công dụng tốt để chữa bệnh

Sử dụng thuốc

Mề đay mãn tính tự miễn thì việc đầu tiên là niên sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 kết hợp cùng với đối kháng leukotriene. Nhưng lưu ý rằng đây chỉ là thuốc chỉ giúp điều trị bệnh thông qua việc ức chế miễn dịch nên thời gian hiệu quả không kéo dài. Do đó mề đay có thể tái phát sau thời gian ngắn sử dụng thuốc. Thuốc còn có nhiều tác dụng phụ nên người sử dụng cần phải đọc kĩ trước khi dùng.

Mề đay mãn tính tự miễn khiến cho bệnh nhân phải mệt mỏi và chịu đựng cơn ngứa ngáy dai dẳng. Vì thế mà bệnh nhân nên xác định được nguyên nhân cụ thể để tìm ra được giải pháp chữa trị hiệu quả nhất cho bản thân. 

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm