Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thoái hóa cột sống ngực có nguy hiểm không?

Ngày 14/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thoái hóa cột sống ngực là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu làm ảnh hưởng đến khả năng vận động. Đau cột sống ngực có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, gai cột sống…

Khi đốt sống hoặc dây chằng chịu tổn thương quá trình thoái hóa cột sống ngực sẽ phát triển và diễn ra nhanh hơn. Nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả tập trung vào các yếu tố gây viêm, tái tạo sụn và xương dưới sụn. Khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh sẽ giảm sút nghiêm trọng, thậm chí họ phải đối mặt với nhiều biến chứng không thể phục hồi.

Thoái hóa cột sống ngực là gì?

Thoái hóa cột sống ngực là một dạng thoái hoá ít phổ biến bởi đây là bộ phận có cấu trúc vững chắc và cử động hạn chế. Cột sống ngực gồm 12 đốt sống (đánh số thứ tự từ T1-T12), nối liền với các đầu xương sườn tạo thành khung xương lồng ngực bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim, phổi và tuyến ức.

Theo thời gian, những thay đổi tự nhiên của cơ thể cùng với hàng loạt tác động khác nhau từ bên ngoài lên cột sống khiến cho sụn, xương dưới sụn, đĩa đệm dần trở nên hao mòn và hư hỏng. Khi 3 thành phần này bị biến đổi hình dạng, không giữ được kích thước ban đầu sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa ở các đốt sống ngực.

Thoái hóa cột sống ngực có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống ngực xảy ra khi sụn, xương dưới sụn, đĩa đệm bị bào mòn

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống ngực

Tuy xét về cấu trúc và chức năng vận động đốt sống ngực khác với các vị trí còn lại trên hệ thống cột sống. Những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống ngực có sự tương đồng với thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống thắt lưng:

Chấn thương cột sống

Những chấn thương trong lao động, tai nạn hay thể thao như gãy xương, trật khớp, đứt dây chằng… là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Đối với thanh thiếu niên - nhóm đối tượng có đốt sống vẫn đang phát triển (chưa hoàn thiện), chấn thương có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống ngực sớm.

Áp lực hàng ngày gây căng thẳng lên cột sống

Trong sinh hoạt hằng ngày cột sống của chúng ta phải gánh chịu áp lực vô cùng lớn do các hoạt động mang lại. Khi áp lực bị dồn nén lại quá nhiều sẽ khiến cột sống bị căng thẳng quá mức gây ra nhiều vi chấn thương bên trong cấu trúc cột sống. Điển hình như rạn nứt đĩa đệm, giãn dây chằng, mòn đốt sống… 

Nếu chúng ta vận động sai tư thế (đứng và ngồi quá lâu, cúi khom lưng…); tập thể dục quá sức; thường xuyên khuân vác đồ nặng sẽ khiến áp lực lên cột sống tăng theo cấp số nhân. Và đến một thời điểm cột sống suy yếu, không thể “gồng gánh” áp lực, tiến trình thoái hóa tất yếu xảy ra.

Nguy cơ mắc thoái hóa cột sống ngực của bạn sẽ cao hơn người khác nếu cơ thể đang rơi vào những tình trạng sau: Loãng xương, thừa cân, béo phì, dinh dưỡng mất cân bằng, dị tật bẩm sinh (cong vẹo cột sống). Thoái hóa cột sống ngực thường theo sau thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng. Vậy nên, những ai đang bị thoái hóa ở 1 trong 2 vị trí này, hãy cảnh giác với rủi ro bệnh có thể tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thoái hóa cột sống ngực có nguy hiểm không?

Người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống ngực cao hơn

Quá trình lão hóa của cơ thể

Dưới sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa thì độ dẻo dai và vững chắc của xương khớp trong cơ thể sẽ giảm dần theo. Khi diễn ra lão hóa khiến sụn khớp và xương dưới sụn mòn dần, đĩa đệm khô (xẹp) càng làm cho cấu trúc cột sống trở nên lỏng lẻo, mất sự vững chắc.

Thông thường, lão hóa xương khớp biểu hiện rõ nhất là ở giai đoạn sau 60 tuổi, nhưng hiện nay, xương khớp có xu hướng bị suy thoái sớm hơn, bắt đầu từ trước 30 tuổi do lối sống và thói quen sinh hoạt, vận động thiếu khoa học. Vì vậy, để kéo dài thời gian lão hóa, ngăn không cho bệnh thoái hóa đốt sống ngực xảy ra khi tuổi đời còn trẻ.

Bạn nên chủ động bổ sung những dưỡng chất thiết yếu giúp thúc đẩy cơ chế tái tạo sụn và sản sinh xương mới, duy trì cấu trúc cột sống bền chắc như Collagen Peptide, Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới.

Bệnh lý đau vùng đốt sống ngực

Bệnh nhân đau vùng cột sống ngực hay kêu đau vùng lưng, nhất là vùng “với tay không tới”. Đôi khi có một số người đau cả vùng ngực. Bệnh thoái hóa đốt sống ngực thường hay xảy ra ở nhóm trẻ công chức mà công việc chính là ngồi nhiều, vai và cổ hay bị cố định ở một tư thế. Hạn chế của bệnh này là rất khó xác định khi khám không thấy điểm đặc biệt, làm các xét nghiệm về hình ảnh cũng không thấy gì bất thường. Đôi khi ấn đau dọc vùng cột sống ngực cũng là bệnh lý của thoái hóa cột sống ngực.

Vùng đốt sống ngực là vùng cố định so với vùng thắt lưng đi động hơn, do có mang lồng ngực phía trước. Khi bạn ngồi hay có xu hướng cong người về phía trước, hai vai cố định lâu dần sẽ gây mỏi nhóm cơ cạnh sống của đoạn cột sống ngực. Các dây chằng liên gai theo đó cũng bị tổn thương, dễ nhận thấy bằng việc ấn đau dọc các mỏm gai phía sau.

Ngoài ra, khi đốt sống ngực rơi vào trạng thái thoái hóa, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và đôi khi bị khó tiêu, đại tiểu tiện bất thường. Tiến hành thăm khám tại các cơ sở uy tín nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu này, nhất là khi chúng cản trở hoạt động hàng ngày và khiến bạn không thể ngủ ngon hay tận hưởng cuộc sống.

Thoái hóa cột sống ngực có nguy hiểm không?

Khi đốt sống ngực bị thoái hóa, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Thoái hóa cột sống ngực nguy hiểm ra sao

Ban đầu khi bệnh thoái hóa cột sống ngực bắt đầu phát triển, người bệnh chỉ thấy đau nhức nhẹ. Nhưng càng về sau, phản ứng viêm hoạt động càng mạnh mẽ, bào mòn sụn khớp và xương dưới sụn, phá vỡ hoặc làm biến dạng cấu trúc cột sống. Một số trường hợp có thể bị trượt đốt sống, rạn nứt đĩa đệm hoặc mọc gai xương gây chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến tê yếu cơ, thậm chí teo cơ. Kéo theo những hệ lụy nặng nề khác đến sức khỏe của bạn.

Người bệnh sẽ không thể di chuyển tay, chân và cử động sống lưng như bình thường được. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị liệt chi hoặc bán thân bất toại, không thể làm việc và tự chủ cuộc sống, đến cả những nhu cầu tối thiểu như vệ sinh cá nhân hay ăn uống đề rất khó khăn, phải nhờ vào sự giúp đỡ của người xung quanh. Không những thế, sự thay đổi về mặt cấu trúc của cột sống sẽ tác động trực tiếp lên hệ thống xương sườn, gây ra các vấn đề nguy hiểm như khó thở, rối loạn nhịp tim… Đặc biệt, khi dây thần kinh bị tổn thương nặng có thể làm rối loạn chức năng của ruột và bàng quang, khiến sức khỏe toàn thân sa sút đáng lo ngại.

Đừng xem thường hay bỏ qua những biểu hiện bất thường ở cột sống nói chung và cột sống ngực nói riêng khi nó xuất hiện. Chỉ cần nhận thấy đó là dấu hiệu lạ, dù là nhỏ nhất, bạn cũng nên ghi lại và theo dõi chúng sát sao. Nếu sau 1 tuần, những dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng ngờ này không biến mất. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa của bạn để được tư vấn hướng xử lý thoái hóa cột sống ngực phù hợp.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm