Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thoát vị bẹn ở trẻ em là bất thường bẩm sinh do còn ống phúc tinh mạc. Cha mẹ cần nắm rõ các thông tin cơ bản về bệnh để kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh lý bẩm sinh phổ biến, thường gặp ở 2 - 5% trẻ em. Bệnh sẽ không thể hồi phục và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được phẫu thuật kịp thời. Vậy dấu hiệu nhận biết, biến chứng của tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ em là gì? Cùng tìm hiểu với Nhà Thuốc Long Châu qua bài viết dưới đây.
Thoát vị bẹn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh, xảy ra ở ống phúc tinh mạc (thông từ ổ bụng tới dưới vùng bẹn). Ống thông sẽ dần đóng lại hoàn toàn khi trẻ bước vào những tháng cuối thai kỳ hoặc tháng đầu sau sinh. Khi trẻ càng lớn thì khả năng này sẽ ngày càng giảm xuống. Trường hợp ống không đóng lại được, các cơ quan trong ổ bụng sa xuống, tạo khối phòng to ở bẹn.
Ngoài ra, những nguyên nhân khác dẫn đến bệnh này là: Trẻ đại tiện khó khăn, rặn nhiều và liên tục trong thời gian dài.
Vậy, làm cách nào để triệu chứng thoát vị bẹn ở trẻ em? Thông thường triệu chứng xuất hiện ở một hoặc hai bên bẹn, thường thấy là:
Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em sẽ không hồi phục nếu không có phác đồ điều trị rõ ràng. Càng để tình trạng bệnh kéo dài thì bệnh không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Để hạn chế xảy ra biến chứng khi trẻ em gặp tình trạng thoát vị bẹn, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Bởi vì khi các nội tạng bên trong túi thoát vị bị tổn thương thì khả năng trẻ tử vong là không hề nhỏ.
Hiện nay, các bác sĩ đang áp dụng một số phương pháp phẫu thuật để thắt ống phúc tinh mạc, bao gồm:
Trước khi tiến hành phương pháp mổ vùng bẹn, bác sĩ thực hiện gây mê để trẻ không đau đớn, giãy giụa trong thời gian phẫu thuật. Sau khi đẩy ruột và các cơ quan trong túi thoát vị bẹn về đúng vị trí, các bác sĩ sẽ thao tác rạch một đường nhỏ khoảng 2cm tại phần nếp gấp da bụng dưới đến khi bộc lộ phúc tinh mạc, sau đó thắt lại ống.
Nhược điểm của phương pháp này là khó quan sát được bên bẹn đối diện có bị thoát vị hay không, dẫn đến tình trạng bỏ sót. Vết rạch mổ để lại sẹo và có thể để lại biến chứng sau khi phẫu thuật thành công.
Hiện nay, phương pháp mổ nội soi khi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em thường được các bậc phụ huynh lựa chọn bởi ít gây sang chấn mạch máu và ống tinh phúc mạc, từ đó giảm nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này. Không chỉ đảm bảo an toàn, mổ nội soi còn mang lại tính thẩm mỹ - không để lại sẹo do vết rạch chỉ khoảng 2mm.
Sau phẫu thuật thành công khoảng 1 - 2 tuần thì trẻ có thể sinh hoạt, vận động như bình thường. Để tránh xảy ra các biến chứng, bố mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:
Nói tóm lại, thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh lý không thể tự khỏi, cần phải phẫu thuật sớm để tránh gây ra biến chứng. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh biết được dấu hiệu của bệnh thoát vị bẹn, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt nếu thấy các triệu chứng trên.
Thùy Hương
Nguồn tham khảo: Benhvienvietduc.org, suckhoedoisong.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...