Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị tật cột sống thai nhi là một trong những mối lo ngại lớn đối với các bậc cha mẹ. Những dị tật này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và vận động sau khi trẻ chào đời.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về dị tật cột sống thai nhi. Hiểu rõ về dị tật cột sống thai nhi sẽ giúp cha mẹ và những người chăm sóc có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của con em mình.
Tật nứt đốt sống là một dị tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do một số đốt xương cột sống không khép kín lại trên tủy sống, khiến tủy sống, màng tủy và dịch não tủy bị lộ ra ngoài dưới dạng một "túi thần kinh" mềm, sẫm màu, nổi dọc theo cột sống trên lưng. Túi này được phủ bởi một lớp màng mỏng, đồng thời có nguy cơ rò rỉ dịch não tủy ra ngoài.
Dị tật nứt cột sống được chia thành ba loại chính:
Nguyên nhân gây ra nứt đốt sống bao gồm việc người mẹ không được cung cấp đủ axit folic, yếu tố di truyền, sử dụng thuốc không kiểm soát, hoặc biến chứng của bệnh tiểu đường. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật. Đối với trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được thực hiện để sửa chữa các lỗ hổng ở cột sống. Trong những trường hợp nhẹ hơn, như nứt đốt sống ẩn, khu vực này có thể tự lành kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng.
Vẹo cột sống bẩm sinh là tình trạng cột sống cong bất thường, với các đường cong bị xô lệch sang bên trái hoặc bên phải. Thông thường, cột sống của bệnh nhân sẽ nghiêng bất thường sang một bên khi nhìn từ phía sau.
So với vẹo cột sống do các tác động bên ngoài, vẹo cột sống bẩm sinh ít gặp hơn. Theo ước tính, trung bình cứ 10.000 trẻ em sinh ra thì có 1 bé bị dị tật này. Tình trạng vẹo cột sống bẩm sinh sẽ trở nên rõ rệt dần theo thời gian và mức độ cong vẹo có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải.
Đối với các trường hợp dị tật nặng, mức độ cong vẹo nặng từ khi mới sinh ra và tiến triển theo thời gian sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng:
Tủy sống có nếp gấp là tình trạng dây thần kinh kéo căng tủy sống, gây co cứng và hạn chế chuyển động của tủy sống. Dị tật này xảy ra do một số mô bám bất thường vào tủy sống hoặc do tật nứt đốt sống. Cũng có trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do dây chằng cột sống liên kết tủy sống và xương cụt chặt chẽ hơn bình thường.
Tình trạng này gây ra cho trẻ những cơn đau kéo dài, khó khăn trong việc đi lại, ngồi, và cảm giác tê ngứa râm ran. Hiện nay, dị tật bẩm sinh này đã có phương pháp điều trị hiệu quả. Nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã cải thiện được chức năng cột sống và có thể hoạt động gần như bình thường.
Hội chứng Klippel-Feil (KFS) còn được gọi là hội chứng hợp nhất đốt sống cổ bất thường, là một tình trạng hiếm gặp khi ít nhất 2 trong 7 đốt sống cổ dính liền và không di động, gây hạn chế các hoạt động của cổ và làm cổ ngắn. Tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 1/40.000 trẻ sinh ra.
Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây ra bệnh có thể do các yếu tố di truyền hoặc biến đổi gen. Đôi khi, hội chứng này có thể xuất hiện cùng với hội chứng Goldenhar ở thai nhi.
Hội chứng Klippel-Feil (KFS) là một dị tật cột sống bẩm sinh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, KFS có thể gây ra các biến chứng dẫn đến tử vong như viêm cơ cổ hoặc làm cột sống dễ gãy. Hiện nay, chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho KFS. Thay vào đó, việc điều trị chủ yếu tập trung vào vật lý trị liệu và kiểm soát các triệu chứng do KFS gây ra để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Chứng phì đại lồng ngực bẩm sinh còn được gọi là Hyperkyphosis lồng ngực, là một biến dạng của cột sống gây ra tư thế cong về phía trước của cột sống ngực. Theo nghiên cứu gần đây, một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do yếu tố di truyền. Người bệnh thường bị đau lưng, mỏi cổ, dễ té ngã và nhiều trường hợp còn có biểu hiện khó thở. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này.
Hiện nay, đã có các phương pháp điều trị chứng phì đại lồng ngực như đeo nẹp, sử dụng băng trị liệu và tham gia các buổi vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Dưới đây các trường hợp dễ gặp phải tình trạng dị tật cột sống thai nhi:
Phụ nữ mang thai nên thực hiện khám thai định kỳ để sớm phát hiện các dị tật ở thai nhi. Hiện nay có nhiều biện pháp chẩn đoán trước sinh phát hiện dị tật thai nhi được nhiều mẹ bầu tin dùng như double test, triple test, xét nghiệm không xâm lấn NIPT,... Siêu âm cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp phát hiện nhiều dị tật hệ xương. Nếu thai nhi được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc các dị tật bẩm sinh, việc can thiệp sớm là rất quan trọng để giảm thiểu các ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ sau này.
Như vậy, dị tật cột sống thai nhi là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của trẻ trong tương lai. Việc hiểu rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ là vô cùng quan trọng để có thể phòng ngừa và phát hiện sớm những dị tật này. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe trong suốt thai kỳ, thực hiện đầy đủ hướng dẫn y tế và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo một thai kỳ an toàn, lành mạnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.