Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Thói quen khiến chân cong cần khắc phục ngay hôm nay

Ngày 04/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chân cong là điều không ai mong muốn, tuy nhiên, do một số nguyên nhân bệnh lý, thói quen xấu,... mà hiện tượng này đang dẫn trở nên phổ biến hơn. Nhận biết sớm các thói quen khiến chân cong và khắc phục ngay sẽ giúp bạn sở hữu đôi chân thon thả, thuôn dài.

Thói quen khiến chân cong thực ra rất phổ biến. Theo chỉ số thống kê cho thấy, có đến 60% người có ít nhất 1 trong những thói quen khiến chân cong nhanh hơn. Để biết những thói quen này là gì và cải thiện chân cong ra sao, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Thói quen khiến chân cong phổ biến

Chân cong là hiện tượng vô cùng phổ biến, có khoảng 10 - 20% dân số bị chân cong. Mức độ và nguyên nhân gây chân cong ở mỗi người là khác nhau, điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp chữa chân cong. Những thói quen khiến chân cong cũng là yếu tố tăng nguy cơ gặp hiện tượng này.

Vậy thói quen khiến chân cong là gì? Dưới đây là những thói quen có thể khiến cấu trúc xương chân thay đổi và dẫn đến chân cong.

Ngồi khoanh chân

Người Việt và nhiều quốc gia Châu Á khác có thói quen ngồi khoang chân từ nhỏ, tuy nhiên, đây không phải thói quen tốt cho chân, ngược lại còn có thể khiến bạn bị chân cong, chân vòng kiềng đấy.

Thói quen khiến chân cong cần khắc phục ngay hôm nay 1
Thói quen khiến chân cong - Thường xuyên ngồi khoanh chân

Khi ngồi khoanh chân, phần mắt cá chân ở dưới phải chịu lực nhiều, đầu gối cũng bị kéo căng hết mức nên dễ bị tổn thương hơn. Chính vì vậy, nếu không muốn chân bị cong, bạn nên thay đổi thói quen này nhé.

Ngồi vắt chéo chân - Thói quen khiến chân cong

Một trong những thói quen khiến chân cong là ngồi vắt chéo chân, dáng ngồi rất phổ biến và được nhiều chị em phụ nữ sử dụng. Mặc dù khi ngồi vắt chéo chân sẽ tránh các lỗi trang phục thường gặp nhưng nếu duy trì lâu ngày sẽ tăng nguy cơ chân bị cong vẹo.

Không chỉ là thói quen khiến chân cong, ngồi vắt chéo chân còn làm cho phần hông bị lệch sang 1 bên, nghiêng xương chậu, cong vẹo cột sống, đau lưng,... Bạn nên cải thiện thói quen này càng sớm càng tốt để duy trì đôi chân thẳng, thon dài.

Dồn trọng tâm vào 1 chân khi đứng

Nói đến thói quen khiến chân cong thì nhất định không thể bỏ qua thói quen đứng và dồn hết trọng tâm vào 1 bên chân. Nhiều người còn kết hợp dựa lưng vào tường gây sai lệch tư thế, đau lưng, mỏi chân,... Việc duy trì thói quen này khiến cho bên chân chịu lực nhiều dễ tổn thương, các khớp gối, khớp mắt cá chân,... cũng dễ thoái hóa hơn. Thay vào đó, bạn nên duy trì lực đều ở cả 2 chân khi đứng để giảm nguy cơ bị chân cong.

Ngồi xổm

Một trong những thói quen khiến chân cong rất phổ biến, đó là ngồi xổm. Người thường xuyên ngồi xổm và duy trì tư thế này trong thời gian dài, chân rất dễ bị cong và phần mắt cá chân đau nhức, thoái hóa khớp nhanh hơn.

Nguyên nhân là vì khi bạn ngồi xổm, phần mắt cá chân trở thành nơi chịu gần như toàn bộ trọng lực của cơ thể, từ đó khiến xương bị thay đổi hình dạng, khớp tổn thương và đau nhức.

Nguyên nhân bệnh lý khiến chân bị cong

Ngoài những thói quen khiến chân cong, một số nguyên nhân bệnh lý cũng là tác nhân dẫn đến hiện tượng này. Bạn cần cẩn trọng hơn khi chân cong do bệnh lý để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả và an toàn. Những bệnh lý khiến chân bị cong, chân vòng kiềng,... bao gồm:

Bệnh còi xương: Đối với trẻ em, chân cong có thể là một biến chứng nặng của bệnh còi xương. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do cơ thể thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc hấp thụ canxi bị giảm, khiến cấu trúc xương bị thay đổi.

Thói quen khiến chân cong cần khắc phục ngay hôm nay 2
Thiếu vitamin D gây còi xương và tăng nguy cơ chân bị cong

Bệnh Blount: Bệnh lý này làm cho xương phát triển một cách bất thường, đặc biệt là xương đầu gối, khớp gối. Khi bị bệnh này, bệnh nhân dù là trẻ em hay người lớn đều cần được chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến các xương khác trên cơ thể.

Bệnh lùn: Chứng loạn chuyển hóa xương và sụn, hay còn gọi là bệnh lùn cũng có thể là tác nhân dẫn đến chứng chân cong. Bệnh thường được phát hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn qua dấu hiệu xương chậm hoặc ngừng phát triển.

Bệnh Paget: Rối loạn chuyển hóa do bệnh Paget xương gây nên khiến cho quá trình tái tạo và hình thành các tế bào xương mới bị cản trở và hậu quả là chân bị cong, chân vòng kiềng,... Bệnh thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi và có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác.

Phương pháp cải thiện chân cong hiệu quả

Sau khi tìm hiểu về thói quen khiến chân cong, bạn cũng cần có phương án khắc phục thích hợp, nhất là với người chân đã có dấu hiệu bị cong, tổn thương do những thói quen này. Dưới đây là tổng hợp những cách chữa chân cong hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng lấy lại đôi chân thon dài như mong muốn.

Tắm nắng thường xuyên: Việc thiếu hụt vitamin D gây rối loạn hấp thụ canxi - một trong những nguyên nhân dẫn đến chân cong. Vì vậy khi được chẩn đoán chân cong, bạn nên tắm nắng nhiều hơn trong khung giờ 6h - 9h sáng hàng ngày để bổ sung vitamin D cho cơ thể.

Tập vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu và phương án cải thiện chân cong được dùng nhiều nhất hiện nay, có hiệu quả lâu dài và hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về bài tập, cách tập vật lý trị liệu thích hợp, không nên tự ý tập tại nhà.

Kiểm soát cân nặng: Béo phì, tăng cân nhiều,... không chỉ khiến các khớp chịu áp lực nhiều hơn mà còn tăng nguy cơ bị chân cong đấy. Để khắc phục chân cong hiệu quả nhất, bạn nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, vận động để giảm cân, kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Thói quen khiến chân cong cần khắc phục ngay hôm nay 3
Kiểm soát cân nặng ở mức cân đối giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng cong chân

Điều chỉnh tư thế: Tư thế khi ngồi, đứng,... đều có thể là thói quen khiến chân cong nên để cải thiện hiệu quả nhất, bạn cần bắt đầu từ việc điều chỉnh lại tư thế cho đúng. Đứng dồn lực đều vào 2 chân, không ngồi khoanh chân, không ngồi vắt chéo chân, tránh đứng chéo chân,... là những thói quen bạn nên tạo lập để chân thẳng hơn.

Thói quen khiến chân cong đến từ chính những hoạt động hàng ngày nên để cải thiện, bạn cần kiên trì và cho bản thân thời gian để dần quen với những thói quen mới. Nếu chân cong kèm đau nhức bất thường, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để kịp thời khắc phục.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin