Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thông tin cần biết về bệnh viêm amidan mãn tính

Ngày 09/10/2019
Kích thước chữ

Bệnh viêm amidan khởi phát thường được chia thành hai cấp độ chính: viêm amidan cấp tính cũng như viêm amidan mãn tính. Trong đó, viêm amidan mãn tính là thời kỳ khiến bệnh nhân lo lắng nhất.

Amidan là hai khối màu hồng to bằng đầu ngón tay, nằm hai bên thành họng. Amidan giúp sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại những vi khuẩn đột nhập qua đường ăn và đường thở, nhưng cũng chính vì vậy nên amidan dễ mắc viêm. Viêm amidan mãn tính phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và người lớn. Vậy viêm amidan mãn tính có nên cắt không?

1. Viêm amidan mãn tính là gì?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng amidan trong thời gian dài, cấp độ ngày càng nặng và tái diễn nhiều lần trong năm. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể hình thành các nang trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Các viên sỏi nhỏ có mùi hôi thường được tìm thấy trong các nang. Những viên sỏi amidan này có thể chứa một lượng lớn sulfa, khi bị nghiền nát chúng tỏa ra mùi trứng thối đặc trưng gây hôi miệng. Mặt khác, viêm amidan mạn tính có thể tạo ra cảm giác nghẹn cho bệnh nhân ở mặt sau của cổ họng.

Triệu chứng của viêm amidan mãn tính:

Thông tin cần biết về bệnh viêm amidan mãn tính 1Sốt cao cũng là biểu hiện của amidan mãn tính kèm theo khó nuốt, đau họng

Các trường hợp amidan bị sưng đau, triệu chứng lặp đi lặp lại sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính dẫn đến các biểu hiện như:

  • Sốt cao
  • Giọng nói thay đổi
  • Nuốt nước bọt sẽ gặp khó khăn cảm giác như có dị vật chặn lại ở khu vực cuống họng.
  • Amidan sưng to
  • Hơi thở hôi
  • Amidan xơ chìm
  • Ho

3. Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không?

Tất cả những nghiên cứu khoa học về chứng bệnh này đều đã chứng minh đây là một thời kỳ bệnh nguy hiểm. Nếu không sớm điều trị, hoặc chữa không đúng cách bệnh hoàn toàn có khả năng biến chứng viêm amidan. Bệnh nhân sẽ phải đối diện với hàng loạt chứng căn bệnh nghiêm trọng hơn. Cụ thể như:

Dẫn tới biến chứng ở chỗ: Amidan sẽ bị viêm tấy hoặc áp xe. Bệnh nhân sẽ mắc đau tăng lên, rất nhiều người đau lên đến mang tai hay đỉnh đầu. Lúc nuốt bất cứ thứ gì cũng khó khăn, thậm chí là ngay cả lúc nuốt nước bọt.

Dẫn tới biến chứng kế cận: đó là tình trạng viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phế quản….

Thông tin cần biết về bệnh viêm amidan mãn tính 2Viêm amidan mãn tính sẽ dần dần biến chứng ra viêm phế quản, viêm thanh quản

Dẫn tới biến chứng toàn thân: Người bệnh có thể mắc nhiễm khuẩn huyết, hoặc viêm cầu thận cấp, thấp tim….

Nghiêm trọng hơn, khi viêm nhiễm amidan quá lâu ngày, các tế bào viêm sẽ bị biến đổi thành ác tính và hình thành ung thư vòm họng. Thực tế thì số bệnh nhân viêm amidan có dẫn đến ung thư vòm họng không nhiều, thế nhưng vẫn có. Nếu bản thân hoặc có gia đình bị biến chứng, nỗi đau mới hiện hữu và trở nên thực tế. Vì thế, tất cả người bệnh không được coi thường mà phải điều trị dứt điểm ngay từ khi còn cơ hội.

Qua các liệt kê tại trên, các bạn đã phần nào hiểu được mức độ nguy hiểm của chứng bệnh này. Vì vậy đừng chần chừ, hãy mau chóng chữa ngay lúc bệnh mới có các dấu hiệu trước nhất. Tránh để bệnh có điều kiện phát triển và hậu quả.

4. Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?

Viêm amidan mạn tính nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường thở, gây khó nuốt, nuốt đau, sốt, nổi hạch, ngủ ngáy hoặc thậm chí ngưng thở khi ngủ... Phẫu thuật cắt amidan hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa:

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ trong trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính (bệnh thường tái diễn 5 - 6 lần/năm);

Ngoài ra, bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật khi viêm amidan gây nên những biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như: thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận...;

Trong trường hợp không bị viêm nhưng amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn, uống, thở của người bệnh thì cũng nên cắt.

5. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân viêm amidan mãn tính

Nghỉ ngơi để cơ thể tập trung năng lượng chống lại nhiễm trùng;

Uống nhiều nước giúp họng không bị khô và khó chịu, nên dùng thức uống ấm, không có cafein để làm dịu;

Súc miệng với nước muối có thể giảm cảm giác khó chịu;

Thông tin cần biết về bệnh viêm amidan mãn tính 3Súc miệng với nước muối có thể giảm cảm giác khó chịu

Sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc ngồi trong phòng tắm ẩm ướt có thể giảm bớt sự kích thích do không khí khô;

Tránh các chất kích thích như thuốc lá và các nơi có khói bụi nhiều;

Dùng các thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen giúp giảm đau và sốt.

Bệnh viêm amidan mãn tính sẽ không có gì đáng nói, không nguy hiểm, thậm chí có thể trị dễ dàng khi phát hiện sớm và chủ động trong quá trình chữa trị. Ngược lại, những người luôn có thái độ chủ quan, coi thường bệnh tật, bệnh để lâu dĩ nhiên sẽ gây ra các mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, thậm chí là cả tính mạng.

Ánh Phạm

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin