Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi và thuỷ đậu thường có những triệu chứng ban đầu tương tự nhau khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này. Vậy nên việc tìm hiểu những thông tin về các giai đoạn phát triển của bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc điều trị và phòng tránh.
Bệnh sởi và thuỷ đậu đã từng là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và khiến nhiều người lo sợ. Tuy nhiên ngày nay chúng trở thành bệnh truyền nhiễm được khống chế dễ dàng bởi y học phát triển. Chỉ cần điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Nhưng người mắc bệnh sởi hay bệnh thuỷ đậu thường có một số triệu chứng dễ nhầm lẫn, nếu không phát hiện đúng có thể làm chậm khả năng hồi phục.
Bệnh sởi và bệnh thuỷ đậu đều do virut gây ra và chúng đều bộc phát một số triệu chứng ra ngoài da. Nổi bật nhất là hiện tượng phát ban đỏ. Tuy nhiên về bản chất thì hai căn bệnh này hoàn toàn khác biệt.
Sởi là bệnh do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp hoặc kết mạc. Chúng khi đã vào trong cơ thể sẽ bắt đầu nhân lên ở tế bào biểu mô tại chỗ và lây lan đến các hạch bạch huyết.
Người mắc bệnh sởi thường phải trải qua các thời kỳ như:
Hiện nay bệnh sởi không còn gặp nhiều cũng như các ca biến chứng nặng cũng được hạn chế. Bởi ngay từ khi sinh ra, các trẻ đã được tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella. Tuy nhiên nếu chẳng may mắc phải thì buộc phải cách ly vì bệnh lây lan rất nhanh. Việc điều trị bệnh chỉ mang tính chất hỗ trợ bởi không có liệu pháp kháng virus cụ thể nào được chấp nhận. Việc bổ sung Vitamin A cho cơ thể sẽ góp phần làm bệnh nhanh hồi phục.
Như đã đề cập ở trên thì bệnh sởi và thuỷ đậu có những triệu chứng ban đầu khá tương đồng. Riêng bệnh thuỷ đậu do virus Varicella gây nên. Thuỷ đậu có khả năng lây lan cao và đặc biệt bệnh thường gây ra nhiều biến chứng của bệnh thủy đậu vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách.
Người mắc bệnh thuỷ đậu thường trải qua các giai đoạn như:
Việc điều trị thuỷ đậu không quá khó khăn. Chỉ cần dùng thuốc chống virus, thuốc giảm đau, hạ sốt và thuốc bôi thủy đậu như thuốc thuỷ đậu bôi xanh Methylen vào các mụn nước bị vỡ ra là được. Tuy nhiên phải tích cực dùng thuốc và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh sởi và thuỷ đậu đều khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể nhanh phát bệnh và bệnh có thể nghiêm trọng hơn khi dinh dưỡng không đảm bảo. Vậy dinh dưỡng cho người mắc các bệnh này như thế nào cho hợp lý? Trước tiên hãy quan tâm đến chế độ ăn của người bệnh sởi:
Nếu cơ thể thiếu Vitamin A thì có nguy cơ cao bị nhiễm sởi. Vậy nên nếu đang bị bệnh hãy tích cực ăn các loại thực phẩm như gan động vật, lòng đỏ trứng, cà rốt, khoai lang, cà chua, bí đỏ, đu đủ…Ngoài ra hãy uống Vitamin A theo liều để bệnh nhanh hồi phục.
Kẽm chính là khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vậy nên ngoài việc sử dụng thuốc bổ sung kẽm ra, bạn còn phải ăn nhiều hải sản như sò, trai, cá, tôm, lươn, các loại hạt.
Trong giai đoạn toàn phát sởi, người bệnh sẽ sốt rất cao khiến cơ thể dễ mất nước. Bổ sung trái cây như cam, xoài, dưa hấu, bưởi cùng các loại rau như rau mồng tơi, rau ngót, rau dền là cách cung cấp chất điện giải hiệu quả cho người bệnh.
Sởi và thuỷ đậu đều khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, sốt. Vậy nên uống nhiều nước để thanh lọc, giải độc cơ thể là cách tốt nhất cho người bệnh. Với người bị thuỷ đậu nên thường xuyên dùng nước ép trái cây như nước ép dưa hấu, dưa chuột.
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể không thể thiếu rau xanh và trái cây. Đặc biệt để hạn chế nguy cơ để lại sẹo khi bị thuỷ đậu thì người bệnh phải tích cực bổ sung rau và trái cây tươi. Một số thực phẩm như cà rốt, rau bina, bông cải xanh, cà chua, đu đủ có thể giúp cơ thể mau chóng hồi phục.
Ngoài ra khi chế biến các dạng thực phẩm này, cách tốt nhất là nấu thành cháo hay súp hoặc canh hầm để người bệnh dễ ăn. Các món ăn này thường thanh đạm, ít dầu mỡ và gia vị có thể khiến vết thương nhanh hồi phục.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh sởi và thuỷ đậu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu về hai căn bệnh này và chủ động hơn trong cách điều trị và phòng tránh. Tuy hai căn bệnh này không còn nguy hiểm như trước đây, nhưng người bệnh cũng nên cẩn thận chăm sóc và điều trị khi mắc bệnh để không để lại sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: medlatec.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...