Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đến tháng thứ 7, em bé đã có đủ thời gian để làm quen với ăn dặm. Lúc này, lưỡi của bé không chỉ có thể đẩy ra đẩy vào mà còn có thể đẩy lên đẩy xuống và dùng lưỡi nghiền nát thức ăn. Vì vậy, quá trình chế biến thức ăn, cũng như thành phần và giá trị dinh dưỡng phải được điều chỉnh cho phù hợp. Các mẹ đọc bài viết dưới đây để biết cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật nhé!
Ngày nay, nhiều bà mẹ bắt đầu quan tâm đến cách cho con ăn dặm kiểu Nhật. Đây là một phương pháp ăn dặm khoa học giúp trẻ hứng thú với việc ăn uống. Trẻ bước qua tháng 7 - 8 là giai đoạn thứ 2 trong hành trình ăn dặm. Vậy xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng kiểu Nhật như thế nào là đúng chuẩn?
Khi bé được 7 tháng tuổi, giai đoạn này bé sẽ bắt đầu tập nhai, thức ăn nhiều màu sắc sẽ kích thích vị giác của bé. Như đã nói ở giai đoạn này, bé sẽ học cách nhai nên mẹ cần sơ chế thức ăn thô hơn trước. Số lần ăn của trẻ 7 tháng tuổi là 2 bữa / ngày và kết hợp với bú sữa mẹ. Tùy từng bé mà lịch ăn có thể linh hoạt hơn. Ngoài ra, màu sắc của thực phẩm còn khuyến khích bé ăn tốt hơn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm ở trên ăn dặm kiểu Nhật cũng có những nhược điểm sau:
Ba mẹ có thể tham khảo các loại thức ăn dặm sau đây cho bé. Nhớ đa dạng thực đơn ăn dặm để kích thích vị giác của bé và tránh tình trạng biếng ăn.
Thực đơn 1: Súp khoai tây đậu hà lan, sữa chua.
Thực đơn 2: Súp bí đỏ hạt sen, canh gà viên.
Thực đơn 3: Cháo thịt bò rau dền, chuối thái lá.
Thực đơn 4: Cháo khoai lang gan gà, súp bí đỏ, dâu tây nghiền.
Thực đơn 5: Cháo gà bắp cải, đu đủ thái miếng nhỏ.
Thực đơn 6: Cháo đậu bắp rong biển, súp đậu thịt hầm, xoài miếng nhỏ.
Thực đơn 7: Súp khoai tây cá hồi, su su luộc.
Thực đơn 8: Cháo bánh mỳ khoai lang, súp cá rau cải, sữa chua.
Thực đơn 9: Cháo đậu bắp rong biển, súp đậu thịt hầm, xoài miếng nhỏ.
Thực đơn 10: Cháo khoai lang gan gà, súp bí đỏ, dâu tây nghiền.
Thực đơn 11: Cháo trắng cá hồi, rau ngót.
Thực đơn 12: Cháo thịt đậu bắp, cải bó xôi, bí đỏ, sữa chua dâu.
Thực đơn 13: Mỳ trứng gà, súp cà chua cá.
Thực đơn 14: Súp khoai tây bí đỏ, nước hầm vỏ tôm.
Thực đơn 15: Cháo thịt bò rau dền, chuối thái lát.
Thực đơn 16: Cháo bò nấm, canh bí đỏ.
Thực đơn 17: Mỳ trứng gà, súp cà chua cá.
Thực đơn 18: Súp khoai lang đậu hà lan, sữa chua.
Thực đơn 19: Cháo gà bắp cải, đu đủ thái miếng nhỏ.
Thực đơn 20: Cháo tôm susu, trứng sốt cà chua.
Trong giai đoạn ăn dặm này, trẻ mới làm quen với thức ăn thô, vì vậy mẹ vẫn cho bé bú sữa mẹ như bữa chính. Tùy từng bé, chỉ nên cho bé ăn dặm 1 lần trong 1 - 2 tuần đầu, sau đó tăng lên 2 bữa ăn dặm vào tuần thứ 3 và thứ 4. Thời gian còn lại trong ngày trẻ nên được bú sữa mẹ.
Nếu quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật, ba mẹ nên lập kế hoạch ăn dặm từng tuần cụ thể, khoa học và phù hợp với cơ thể trẻ. Nên chia nhỏ các bữa ăn cụ thể như sáng, trưa, chiều,... bé sẽ ăn gì, ăn những món nào, chất dinh dưỡng trong các món đó là gì. Lập kế hoạch chi tiết các bữa ăn sẽ giúp mẹ thấy rõ ràng về sự phân bố bữa ăn và dinh dưỡng, hạn chế thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nước Dashi chủ yếu được làm từ rau củ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần cân đối giữa nước và rau củ để trẻ có thể tiêu thụ được. Nước Dashi rất dễ làm và có thể sử dụng trong khoảng một tuần.
Nên thường xuyên khử trùng dụng cụ chế biến và bộ dụng cụ ăn uống của trẻ em để ngăn ngừa vi khuẩn có hại.
Qua những chia sẻ trên đây về cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật, hy vọng mẹ sẽ rút ra được thông tin hữu ích khi chăm sóc bé yêu của mình. Mặc dù phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khá tốt nhưng quan trọng mẹ phải quan sát phản ứng ăn uống của trẻ để áp dụng các phương pháp ăn dặm cho bé dựa trên cơ địa, tình trạng sức khỏe và khả năng hấp thụ của từng đứa trẻ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.