Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thuốc Kalimate là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Kalimate

Ngày 23/01/2023
Kích thước chữ

Kalimate là một thuốc thuộc nhóm nhựa trao đổi ion. Thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị hội chứng tăng kali máu do suy thận cấp hoặc mạn tính.

Để giúp người sử dụng thuốc một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thành phần, chỉ định cũng như các lưu ý khi dùng thuốc Kalimate trong bài viết dưới đây. 

Kalimate là thuốc gì?

Kalimate là thuốc được bào chế dưới dạng bột. Thuốc bột Kalimate có chứa hoạt chất chính calci polystyren sulfonat. Trên thị trường Kalimate chỉ có dạng chế phẩm là thuốc bột chứa 5,0 g calci polystyren sulfonat.

Thuốc không được hấp thu qua đường tiêu hóa, sau khi uống Kalimate, thuốc sẽ lấy các ion kali trong ruột, đặc biệt là ruột kết, sau đó thuốc được thải qua phân. Cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thuốc Kalimate đối với các đối tượng như phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú.

Thuốc Kalimate là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Kalimate 1

Gói thuốc bột Kalimate

Công dụng của thuốc Kalimate

Chỉ định của thuốc Kalimate

Thuốc Kalimate thường được bác sĩ chỉ định cho các người bệnh bị tăng kali máu do suy thận cấp hoặc mạn tính.

Thuốc bột Kalimate được sử dụng theo hai đường là:

  • Theo đường uống: Sử dụng bằng cách pha bột thuốc Kalimate với một lượng nước nhỏ hoặc siro (nhưng không được là loại nước ép trái cây có chứa kali như nước bí) theo tỷ lệ 3 đến 4 ml nước ép hoặc siro cho mỗi gam thuốc bột.
  • Theo đường trực tràng: Thường dùng cho các bệnh nhân bị nôn mửa hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa trên, bao gồm cả trường hợp bị liệt ruột hoặc đường trực tràng có thể dùng kết hợp với đường uống để cho hiệu quả nhanh hơn.

Chống chỉ định của thuốc Kalimate

Kalimate có nhiều công dụng, tuy nhiên không người bệnh không nên sử dụng thuốc này trong những trường hợp như bệnh nhân quá mẫn cảm với các loại nhựa polystyren sulfonat hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Ngoài ra thuốc Kalimate không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có nồng độ kali trong huyết tương dưới 5 mmol/lít;
  • Các trường hợp liên quan đến tăng calci huyết (ví dụ cường cận giáp, đa u tủy, bệnh sarcoidosis hoặc ung thư di căn);
  • Bệnh đường ruột tắc nghẽn;
  • Không nên sử dụng thuốc Kalimate theo đường uống cho trẻ sơ sinh và chống chỉ định ở trẻ sơ sinh giảm nhu động ruột (sau khi mổ hoặc do thuốc).

Tác dụng phụ của thuốc Kalimate

Kalimate là một thuốc hầu như không có gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Một số tác dụng không mong muốn hầu hết tác dụng không mong muốn là:

  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất.
Thuốc Kalimate là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Kalimate 2 Kalimate có thể gây tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa

Người bệnh khi sử dụng thuốc Kalimate nên thông báo cho bác sĩ điều trị biết những tác dụng không mong muốn khi gặp phải hoặc nghi ngờ do thuốc gây ra nhưng chưa được đề cập ở trên cho bác sĩ biết để có hướng xử trí phù hợp.

Các lưu ý khi sử dụng thuốc Kalimate

Người bệnh sử dụng thuốc Kalimate có thể có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột khi dùng thuốc. Nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc như táo bón nặng, đau bụng kéo dài, nôn,… người bệnh nên ngưng thuốc và báo cho bác sĩ điều trị để có những liệu pháp xử trí phù hợp.

Người bệnh cần được bác sĩ, dược sĩ hướng dẫn theo dõi phân trong quá trình sử dụng thuốc Kalimate và thông báo cho bác sĩ nếu có bất thường.

Sử dụng thuốc Kalimate ở những đối tượng người bệnh là người cao tuổi với liều lớn có thể gây táo bón hoặc phân đóng khối, do đó việc sử dụng thuốc ở các đối tượng này cần được theo dõi bởi bác sĩ.

Kalimate là thuốc không ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, cần thiết cho công việc lái xe hoặc vận hành máy móc và đối với người làm việc trên cao, nên có thể sử dụng thuốc an toàn đối với những đối tượng này.

Thuốc Kalimate nên được bảo quản ở điều kiện nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30℃ và tránh ánh sáng trực tiếp. Hạn dùng của thuốc Kalimate là 48 tháng kể từ ngày sản xuất.

Đối với tình trạng người bệnh có sử dụng kèm với các thuốc khác

Người sử dụng thuốc Kalimate cần thông báo với bác sĩ danh sách tất cả các thuốc mà mình đang sử dụng.

Các thuốc sau đây nếu người bệnh uống cùng với Kalimate sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc như:

  • Kalimate có thể làm tăng độc tính của thuốc có chứa digoxin trên tim;
  • Nhiễm kiềm chuyển hóa khi dùng các thuốc kháng acid và thuốc nhuận tràng có chứa nhôm, magnesi và calci với Kalimate;
  • Kalimate có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc chứa lithi;
  • Kalimate có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc chứa levothyroxin.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc Kalimate cần được cân nhắc thật kỹ bởi các bác sĩ trước khi sử dụng đối với các đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Thuốc Kalimate là thuốc gì? Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Kalimate 3

Cân nhắc thận trọng việc dụng thuốc Kalimate cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Hướng dẫn xử trí tác dụng phụ do Kalimate

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh có thể gặp các triệu chứng bất thường nghi do tác dụng phụ của thuốc và các triệu chứng này dần trở nên nghiêm trọng hoặc nếu phát hiện tác dụng phụ chưa được đề cập trong bài này thì nên ngưng thuốc ngay lập tức liên hệ các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc y tế bởi bác sĩ và những người có chuyên môn.

Quá liều và xử trí

Khi người bệnh sử dụng quá liều thuốc Kalimate có thể sẽ gặp các triệu chứng của hạ kali máu nặng dần như: kích thích, lú lẫn, chậm tư duy, yếu cơ, tăng phản xạ và cuối cùng là liệt cơ; có thể dẫn đến hậu quả trầm trọng là ngưng thở.

Khi gặp các triệu chứng trên, người nhà bệnh nhân nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiến hành các biện pháp chẩn đoán và xử trí kịp thời bởi các bác sĩ và những chuyên gia y tế như: Các biện pháp cân bằng điện giải, loại thuốc ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách dùng thuốc xổ hoặc thuốc thụt,…

Cần lưu ý dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định để đạt được hiệu quả tối ưu. Đừng quên theo dõi tin tức sức khỏe từ Nhà thuốc Long Châu để cập nhật nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé.

Đăng Quang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin