Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thường xuyên nói chuyện một mình: Điều bình thường hay bệnh tâm lý?

Ngày 22/12/2022
Kích thước chữ

Các nhà nghiên cứu cho đến nay đã chỉ ra rằng việc nói chuyện một mình là một hành vi tương đối phổ biến ở mọi người, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, có bình thường không khi một người thường xuyên nói chuyện một mình? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nói chuyện một mình không xấu, tuy nhiên ở một vài trường hợp, thói quen này cũng có thể là dấu hiệu các bệnh về tâm lý nguy hiểm nào đó.

Nói chuyện một mình là gì?

Nói chuyện một mình được xem là một thói quen lạ, khiến bạn trở nên kì quái trước mặt người khác. Tuy nói chuyện một mình trong đầu hay có thể phát ra tiếng không gây ra bất kỳ tổn hại cho bất kỳ ai. Tự nói chuyện cũng là phương pháp để có thể xây dựng động lực bên trong một cách lành mạnh. Bằng cách này cũng có thể giúp bạn phân tích vấn đề hoặc tình huống khó khăn đang gặp phải một cách rõ ràng nhất.

Việc nói chuyện với chính mình có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức tiêu biểu nhất là: Độc thoại nội tâm và độc thoại qua lời nói. Nhưng một số người sẽ có mong muốn kìm hãm thói quen kì lạ này bởi vì cho là đây là việc không hề bình thường.

Có bình thường không khi thường xuyên nói chuyện một mình?

Nói chuyện một mình thường biểu hiện rõ nhất qua đọc thoại nội tâm hay lời nói

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nói chuyện một mình

Nói chuyện một mình không hẳn là một điều bất thường. Đa số mọi người trong quãng đời của mình sẽ làm điều này với các mức độ khác nhau. Các phương tiện truyền thông hiện nay khiến nhiều người cho rằng đây như là hành vi bất thường của tâm lý, nhưng thật sự nó không hoàn toàn xấu.

Đa phần khi con người bắt đầu nói chuyện một mình là khi cô đơn. Điều này sẽ tác động làm phá vỡ sự im lặng bằng các âm thanh, nói thành tiếng là một phần mở rộng của những suy nghĩ bên trong gây ra khi xuất hiện một lệnh vận động bị kích hoạt không chủ đích.

Ở các bệnh nhân mắc chứng bệnh rối loạn lo âu hay bị bệnh trầm cảm cũng có thể kích hoạt các suy nghĩ phát thanh này dù họ đang làm những việc không liên quan gì.

Khi việc nói chuyện một mình bị mất kiểm soát, ta có thể thấy họ như đang chìm vào tình trạng mơ màng, các lời nói lộn xộn, không phù hợp,... thì đây có thể là biểu hiện của một số căn bệnh về thần kinh như: Tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực...

Có bình thường không khi thường xuyên nói chuyện một mình?

Nói chuyện một mình thường bắt nguồn từ việc cô đơn

Lợi ích khi nói chuyện một mình

Tư duy phản biện (Critical thinking)

Nói chuyện một mình sẽ giúp bạn có thể cải thiện được tư duy phản biện của bản thân. Bằng cách tự đưa ra những câu hỏi và giải quyết chúng sẽ là tiền đề để bạn có thể sắp xếp lại những suy nghĩ đang rối trong đầu.

Tăng sự sự tập trung

Một cuộc trò chuyện với nội tâm sẽ không thể thiếu sự tham gia của não bộ. Điều này sẽ làm bạn chú ý và tập trung cao độ hơn đây cũng được xem là một công cụ nhằm cải thiện sự tập trung trong quá trình làm việc và khả năng xử lý tình huống.

Nói chuyện một mình có thể giúp giảm căng thẳng

Điển hình một một cuộc trò chuyện với bản thân để giảm căng thẳng đó là: “Hít thở sâu nào. Mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi”.

Nói chuyện một mình độc thoại nội tâm sẽ giúp bạn điều chỉnh cảm xúc nhất là những cảm xúc tiêu cực khi bạn vừa có một ngày tồi tệ và mệt mỏi. Tuy chỉ là hành động nhỏ nhưng có tác dụng lớn giúp bạn giải tỏa được căng thẳng.

Có bình thường không khi thường xuyên nói chuyện một mình?

Nói chuyện một mình giúp giảm căng thẳng và tăng sự tập trung

Tăng động lực

Nói chuyện một mình bằng những câu khích lệ như: Mình có thể làm được,... sẽ góp phần tăng động lực làm việc, cũng như luyện tập thể dục thể thao. Đây cũng là yếu tố giúp các vận động viên có thể hoàn thành tốt cuộc đua của mình.

Sự phản chiếu (reflection)

Nói chuyện với bản thân cũng là một cách hữu ích để bạn có thể nhìn nhận và suy ngẫm lại chính mình, về những điều đang xảy ra trong cuộc sống. Đôi lúc bạn sẽ quên đi mục tiêu ban đầu do cuốn vào nhịp sống hối hả. Việc phản chiếu sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận mọi thứ theo cách rõ ràng hơn và hợp lý hơn. Từ đó biết mình đang đi tới đâu đã thực hiện tới mức độ nào, và trong tương lai mình cần làm gì.

Có bình thường không khi thường xuyên nói chuyện một mình?

Nói chuyện một mình cũng là cách để bạn nhìn nhận lại bản thân

Làm sao dừng việc nói chuyện một mình?

Việc tự nói chuyện với bản thân như đã nói ở trên là việc bình thường. Thậm chí còn mang lại một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hành vi. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm bớt và dừng việc nói chuyện một mình:

  • Viết ra lời tự sự trong cuốn nhật ký, đây là cách hữu hiệu giúp mọi người có thể chuyển các suy nghĩ của mình ra khỏi tâm trí của mình. Việc này cũng giúp tổ chức các suy nghĩ và quản lý căng thẳng, lo lắng.
  • Xác định các tình huống khó khăn hàng ngày, có thể tâm sự với người khác để tìm lời khuyên bổ ích nhất. Tránh để bản thân chìm trong cảm xúc tiêu cực do không tìm được hướng giải quyết. Bạn có thể tham khảo qua những cách tăng sức đề kháng cho sức khỏe tinh thần để cải thiện tâm trạng của mình.
  • Chuyển cách tự nói chuyện trong nội tâm sang bằng miệng nói, tránh để việc bị kìm nén cảm xúc quá lâu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bản chất của việc nói chuyện một mình không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu tiền đề cần chú ý khi gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Nếu nói chuyện một mình thường xuyên và có hành vi tiêu cực, cũng như tự phê bình mình hay người khác khi nói chuyện với chính mình thì bạn nên sớm đến gặp bác sĩ tâm lý.

Thật ra, gặp bác sĩ tâm lý không đồng nghĩa với việc bạn mắc bệnh tâm lý, điều này có thể xem như bạn tìm đến một người bạn/ người thân có nhiều kinh nghiệm dẫn dắt tâm lý về đúng với quỹ đạo vốn có, mang lại sự tích cực cho tinh thần của bạn. Khi cuộc gặp gỡ với bác sĩ tâm lý được nhìn nhận nhẹ nhàng, bạn cũng thoải mái hơn trong việc hợp tác điều chế suy nghĩ và hành vi tự nói chuyện thường xuyên của mình.

Hạn chế việc nói chuyện một mình sẽ giúp bạn mở lòng hơn với mọi người xung quanh, dễ dàng chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình.

Có bình thường không khi thường xuyên nói chuyện một mình?

Nếu nói chuyện một mình có dấu hiệu tiêu cực bạn nên đi khám bác sĩ

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về hiện tượng thích tự nói chuyện một mình. Điều này vẫn có mặt tốt và không tốt, minh chứng cho thấy một số nhà diễn giả đã từng có khoảng thời gian ngại nói và chia sẻ cùng người khác, tâm lý sợ đám đông, thích nói chuyện với chính mình,... Vì vậy, bạn đừng ngại trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý để có thể đi đúng con đường cảm xúc, biết đâu chính bạn lại trở thành những nhà diễn giả tài ba tiếp theo?

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin