Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thủy đậu dễ lây khi nào?

Ngày 03/04/2018
Kích thước chữ

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, là bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng đã từng hoặc sẽ gặp thủy đậu. Bệnh do một loại virus có tên khoa học là Varicella zoster gây nên. Mặc dù là căn bệnh không khó điều trị tuy nhiên rất dễ lây lan. Vậy, thủy đậu dễ lây khi nào?

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, là bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng đã từng hoặc sẽ gặp thủy đậu. Bệnh do một loại virus có tên khoa học là Varicella zoster gây nên. Mặc dù là căn bệnh không khó điều trị tuy nhiên rất dễ lây lan. Vậy, thủy đậu dễ lây khi nào?

Thủy đậu dễ lây khi nào?Thủy đậu dễ lây khi nào? Đó vẫn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện sau 1 - 2 tuần kể từ khi bị nhiễm virus Varicella zoster. Khi khởi phát, bệnh thường gây nên các triệu chứng như:

  • Mụn nước xuất hiện trên da;

  • Thường nổi ở mặt, tứ chi, thân;

  • Mụn có sức lây lan rất nhanh, sau từ 12 - 24 giờ, mụn có thể lan rộng khắp toàn thân. Có khi lên đến hơn 500 mụn;

  • Nếu bị nhiễm khuẩn, mụn có thể to hơn, dịch trong mụn chuyển sang đục.

Ngoài đặc điểm là nổi mụn nước, thủy đậu có thể kèm theo:

  • Sốt;

  • Chán ăn;

  • Ngứa ngay ở vị trí bị mụn;

  • Nôn ói;

  • Đau các cơ.

Sau thời điểm xảy ra các triệu chứng nêu trên, nếu tình trạng bệnh tốt, người bệnh có thể sẽ phục hồi sau 7 - 10 ngày phát bệnh. Với những người có hệ miễn dịch yếu thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn.

Ở giai đoạn lành bệnh, các mụn nước sẽ khô lại và bong vảy. Nếu khi mắc bệnh, người bệnh biết cách tự chăm sóc và giữ vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị ảnh hưởng, thủy đậu sẽ không để lại sẹo. Nhưng nếu trong thời gian mắc bệnh, các mụn nước bị nhiễm trùng, nguy cơ để lại sẹo và biến chứng sau thủy đậu là rất cao.

Thủy đậu dễ lây khi nào?Bạn nên lưu ý các triệu chứng của thủy đậu để kịp thời điều trị và chăm sóc người bệnh đúng cách

Thủy đậu dễ lây khi nào?

Thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác khi:

  • Người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như đụng chạm vào những nốt mụn trên da người bệnh.

  • Khi dịch của người bệnh có chứa virus bay vào không khí (ví dụ như người nhiễm thủy đậu ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc dịch trong mụn bị vỡ và chảy ra ngoài).

  • Tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bệnh như quần áo, chăn gối, khăn,... bởi các vật dụng này đều có thể đã chứa dịch từ ban ngứa của người bệnh.

Khả năng lây nhiễm của thủy đậu là từ 1 - 2 ngày trước khi các ban ngứa xuất hiện trên da cho đến khi các nốt mụn đã đóng vảy và dịch bên trong đã hết hoàn toàn. Nguy cơ bị nhiễm thủy đậu là vô cùng cao. Với những người chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm ngừa vắc-xin phòng thủy đậu, khi tiếp xúc với người bệnh trong giai đoạn phát triển các ban ngứa, tỷ lệ mắc bệnh lên đến 90%.

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng khả năng lây nhiễm vô cùng cao

Cách phòng bệnh thủy đậu

Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi không được chăm sóc đúng cách, thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não,... Phòng bệnh thủy đậu là biện pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Phương pháp tối ưu hiện nay chính là tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh thủy đậu.

Vắc-xin ngừa thủy đậu được áp dụng theo liều lượng sau:

  • Tất cả trẻ em từ 12 - 18 tháng được tiêm 1 lần.

  • Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào, cũng tiêm 1 lần.

  • Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào, thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 - 8 tuần.

  • Nếu người chưa tiêm vắc-xin đã tiếp xúc với người bệnh thì trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc có thể tiêm ngừa để phòng bệnh.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin lên đến 80 - 90%. Trường hợp hiếm có thể bị thủy đậu sau khi tiêm nhưng diễn tiến của bệnh cũng chị rất nhẹ, các ban ngứa mọc ít, thời gian lành bệnh ngắn hơn và không để lại biến chứng.

Thủy Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.