Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiệt kế thủy ngân hiện nay chính là một dụng cụ dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. Tuy độ chính xác khá cao nhưng nhiệt kế lại rất dễ rơi vỡ. Trong thực tế, nhiều trường hợp làm vỡ nhiệt kế, thuỷ ngân trong nhiệt kế có độc không bài viết sau.
Nhiệt kế thuỷ ngân rất phổ biến trong kẹp nhiệt độ khi bị sốt. Vậy khi vỡ, thủy ngân trong nhiệt kế có độc không chính là thắc mắc lớn của người sử dụng.
Nhiệt kế thủy ngân là một loại nhiệt kế được phát minh bởi nhà vật lý học Daniel Gabriel Fahrenheit ở Amsterdam. Nó bao gồm một bình nhỏ hình cầu có chứa thủy ngân gắn vào một ống thủy tinh đường kính hẹp; thể tích thủy ngân trong ống là ít hơn nhiều so với khối lượng trong bình nhỏ hình cầu.
Thể tích thủy ngân thay đổi một chút cùng với nhiệt độ; sự thay đổi nhỏ trong thể tích thủy ngân đẩy thủy ngân trong cột dọc theo ống thủy tinh rỗng phía trên. Các không gian phía trên thủy ngân có thể được lấp đầy bằng nitơ hoặc nó có thể ở dưới áp suất khí quyển, chân không một phần.
Người ta chia cột thủy tinh thành các vạch hiển thị mức nhiệt độ. Khi nhìn vào vạch thủy ngân trong ống tương ứng với mức nhiệt độ nào thì cho ra kết quả nhiệt độ vật thể hoặc môi trường cần đo. Thủy ngân không có thể được sử dụng để đo nhiệt độ thấp hơn -39oC (do thủy ngân hóa rắn ở nhiệt độ) hoặc nhiệt độ cao hơn 356,7oC (điểm sôi của thủy ngân).
Thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? Thủy ngân được biết đến là một kim loại độc, trong nhiệt kế sử dụng thủy ngân nguyên chất vì thế có thể gây độc cho người dùng nếu bị rò rỉ thủy ngân.
Thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? Tác hại khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân có thể rất nguy hiểm. Thông thường, thủy ngân trong nhiệt kế được sử dụng là loại thủy ngân nguyên chất rất độc hại. Thủy ngân nguyên chất hấp thu rất kém qua da cũng như đường tiêu hóa, có thể được đào thải ra ngoài cơ thể (khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh).
Lượng thủy ngân trong nhiệt kế khá nhỏ, vài ngày sau thủy ngân sẽ bị đào thải ra ngoài mà không gây các triệu chứng ngộ độc nào. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp báo cáo trẻ em vô tình nuốt thủy ngân nhưng không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, vẫn phải nên đến các cơ sở y tế để theo dõi và thăm khám.
Nhiễm độc thủy ngân khá nguy hiểm khi người nuốt đang mắc các bệnh đường tiêu hóa như thủng ruột, lúc này thủy ngân sẽ được hấp thu với lượng nhiều vào máu và có thể gây ngộ độc cấp tính.
Tuy việc nuốt hay chạm vào thủy ngân nguyên chất tuy không gây quá nhiều nguy hiểm, vậy các thể khác của thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? Hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa nhưng thủy ngân rất độc khi trẻ hít trực tiếp. Trong các tai nạn vỡ nhiệt kế thủy ngân, điều nguy hiểm nhất là thủy ngân phát tán ra không khí và được hít vào phổi.
Khi xâm nhập vào phổi, thủy ngân sẽ qua màng phế nang vào máu đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách , hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Trong một số trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Khi ngộ độc thủy ngân, người bệnh sẽ có cảm giác mùi kim loại trong miệng, sau đó cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lợm giọng, đau mỏi toàn thân, lạnh bụng. Do hơi thủy ngân kích thích đường hô hấp nên có các triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở, da tím tái. Ở khoang miệng, lợi răng sưng đỏ, niêm mạc vỡ và xuất huyết. Hơi thủy ngân xâm nhập qua da gây viêm da dị ứng, mẩn ngứa, thường gặp ở vùng mặt, cổ nách, đùi. Một số bệnh nhân bị mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tâm trạng thất thường.
Tùy vào các thể của thủy ngân mà thủy ngân trong nhiệt kế có độc không. Vì thế cách xử lý thủy ngân trong nhiệt kế cũng là một việc rất quan trọng và cần nắm rõ khi sử dụng loại nhiệt kế này.
Các bạn đều biết thủy ngân trong nhiệt kế có độc không, vì thế khi dọn lượn thủy ngân nàyKhi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân sẽ trào ra, hình thành các hạt thủy ngân lăn tròn trên đất. Để tránh ngộ độc khi thủy ngân bốc hơi, tuyệt đối không được dùng máy hút bụi dọn thủy ngân. Điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng đưa trẻ và người thân đến khu vực an toàn. Sau đó thay quần áo cũ, đeo găng tay cao su, khẩu trang y tế và bắt đầu thu dọn thủy ngân.
Dùng que bông ướt hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh bịt kín. Động tác khi thu gom thủy ngân phải hết sức nhẹ nhàng để tránh các hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn, gây khó khăn cho việc thu dọn.
Nếu có thể nên rắc một ít bột lưu huỳnh vì lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn. Nếu không có lưu huỳnh có thể thay bằng lòng đỏ trứng gà, cũng mang lại hiệu quả tương tự. Thu dọn xong phải mở hết cửa để khu vực thông thoáng trong vài giờ, sau đó mới có thể vào sinh hoạt như bình thường.
Sau khi thu hồi thủy ngân, lọ thủy tinh chứa thủy ngân phải được bịt kín, bọc nhiều lớp nylon, dán băng dính và ghi chú rõ bằng nhãn ở bên ngoài rồi mới để trong thùng rác phân loại. Tuyệt đối không được đổ thủy ngân đã thu dọn xuống các cống rãnh vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
Quần áo đã dính thủy ngân nên loại bỏ, nếu muốn sử dụng trở lại phải giặt thật kỹ. Nên ngâm trong nước lạnh 30 phút. Sau đó ngâm 30 phút trong nước xà phòng nhiệt độ 70-80 độ, ngâm tiếp 20 phút trong nước nhiệt độ cao pha hóa chất cuối cùng xả bằng nước lạnh.
Đưa trẻ đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân hoặc nuốt phải thủy ngân. Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thủy ngân trong nhiệt kế do nhiệt kế vỡ, sau khi sử dụng nhiệt kế xong nên cất giữ nhiệt kế ở vị trí an toàn, tránh xa tầm với của trẻ. Hoặc bạn có thể tham khảo các loại nhiệt kế điện tử như nhiệt kế điện tử Omron MC246. Với giá thành hợp lý, chất lượng cao, đây sẽ là sản phẩm phù hợp để thay thế cho các loại nhiệt kế thuỷ ngân thông thường.
Mẫn Mẫn