Tiêm má baby có thể cải thiện tình trạng gương mặt gầy hốc hác, gò má cao, má lõm sâu… tạo gương mặt đầy đặn, đáng yêu và phúc hậu hơn. Tuy nhiên nhiều người đang thắc mắc rằng tiêm má baby có hại không? Có nên tiêm má baby không? Tiêm má baby được tiến hành như thế nào và có cần kiêng gì sau khi tiêm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêm má baby là gì?
Tiêm má baby là một loại thủ thuật tạo hình mà không cần sử dụng đến dao kéo hay phẫu thuật mà sử dụng các chất làm đầy được cấp phép bởi Bộ Y Tế nên đảm bảo độ an toàn cao. Chính nhờ vậy mà khi tiến hành thủ thật bạn không cảm thấy đau, không mất nhiều thời gian để nghỉ dưỡng và hồi phục.
Có hai loại filler được sử dụng khi tiêm má baby là:
- Nhóm filler nhân tạo: Gồm các chất như Aquamid, Restylane, Radiesse… với thành phần 95% là nước và có cấu trúc tương tự acid hyaluronic. Đây là nhóm chất được đánh giá là có độ an toàn, hiệu quả cao và được sử dụng phổ biến nhất.
- Nhóm filler tự thân: Đây là một loại chất làm đầy khá lý tưởng vì nó được lấy từ tế bào mỡ của người muốn làm thủ thuật. Các tế bào mỡ là những tế bào sống do đó khi cấy vào vùng má sẽ giúp nuôi dưỡng những tế bào xung quanh. Từ đó đem lại độ an toàn và đạt hiệu quả cao hơn.
Những trường hợp cần tiêm má baby:
- Có nhược điểm trên gương mặt như: Gò má cao, má hóp, lõm sâu, gương mặt gầy hốc hác… Sau khi tiêm filler sẽ giúp gương mặt trở nên đầy đặn, dễ thương và phúc hậu hơn.
- Những trường hợp muốn cải thiện nhan sắc hoàn hảo hơn nhưng không muốn phẫu thuật, để lại sẹo.
Tùy vào chất lượng của filler cũng như cơ địa, cách chăm sóc của từng người mà hiệu quả của quá trình tiêm má baby có lâu dài hay không. Thông thường hiệu quả sẽ được duy trì trong vòng 2 - 3 năm và tuyệt đối an toàn với cơ thể.
Tiêm má baby là phương pháp làm đẹp an toàn Tiêm má baby có hại không?
Có rất nhiều người muốn tiêm má baby để cải thiện những khuyết điểm trên gương mặt tuy nhiên lại luôn lo lắng rằng tiêm má baby có hại không, có để lại sẹo hay không? Câu trả lời là không nếu bạn thực hiện tiêm má baby tại những cơ sở chất lượng, uy tín và được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm, tay nghề cao.
Tiêm má baby là một thủ thuật không xâm lấn, không phải dùng đến dao kéo, bên cạnh đó các chất để tiêm đã được Bộ Y Tế cấp phép do đó nó rất an toàn, không gây đau đớn và không mất nhiều thời gian để hồi phục. Tiêm má baby rất an toàn và phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trường hợp muốn tiến hành thủ thuật để làm đẹp. Tuy nhiên có một số nguyên nhân có thể khiến phương pháp rất an toàn này trở nên nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng như:
- Tiêm má baby bằng filler không rõ xuất xứ, nguồn gốc: Tâm lý của mọi người là luôn muốn giá rẻ mà đẹp do đó nhiều khi bị đánh vào tâm lý này mà lựa chọn phải những loại filler rẻ, chất lượng không đảm bảo để sử dụng và không hình dung ra hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại. Khi tiêm những loại filler kém chất lượng này vào sẽ khiến cơ thể xuất hiện những phản ứng lại, gây ra những tình trạng như viêm da, dị ứng và nguy hiểm hơn là hình thành những khối u xơ.
- Tiêm bằng những chất đầy bị làm giả và kém chất lượng: Khi tiêm vào sẽ gây viêm nhiễm nhanh chóng, khiến gương mặt bị biến dạng, méo mó và rất khó khăn trong việc khắc phục hậu quả để lại.
- Tiêm filler chỉ thật sự đem lại hiệu quả nếu sử dụng đúng chủng loại, chất lượng tốt đồng thời vị trí, độ sâu và liều lượng tiêm hợp lý. Tùy vào từng loại da khác nhau mà bác sĩ cần đánh giá, cân nhắc để có những chỉ định tiến hành thủ thuật phù hợp.
Vậy tiêm má baby có hại không chính là phụ thuộc vào mức độ tìm hiểu và lựa chọn nơi thực hiện thủ thuật của mọi người. Do đó chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Tiêm má baby có hại không tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Quy trình của phương pháp tiêm má baby
Quy trình tiến hành thủ thuật tiêm má baby diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng, chỉ trong vòng 20 phút là hoàn thành, bao gồm 4 bước sau:
- Thăm khám: Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ sẽ tư vấn những loại filler phù hợp về giá cả và chất lượng cho khách hàng, đồng thời cần tiến hành thăm khám để xác định vị trí tiêm, liều lượng tiêm cũng như độ sâu khi tiêm hợp lý.
- Tiến hành khử trùng và gây tê tại vùng cằm: Trước khi tiêm, bác sĩ cần gây tê vùng cằm để giảm cảm giác đau cho khách hàng khi thực hiện thủ thuật, đồng thời khử trùng vùng má để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Tiến hành tiêm filler vào vùng má: Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật tiêm filler vào má và tạo hình để má trở nên đầy đặn, bầu bĩnh và dễ thương theo mong muốn của khách hàng.
- Kết thúc quá trình, chăm sóc và hướng dẫn khách hàng: Quá trình tiêm filler chỉ diễn ra trong vòng 15 - 20 phút. Sau khi kết thúc cần nghỉ ngơi khoảng 10 phút và trong thời gian đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn mọi người cách chăm sóc phần má sau khi tiêm, những điều cần lưu ý để có đôi má đẹp tự nhiên và an toàn.
Những điều cần kiêng sau khi tiêm
Tiêm má baby rất an toàn vì là thủ thuật không xâm lấn, tuy nhiên sau khi tiêm bạn cần lưu ý một số điều để đảm bảo có được đôi má đẹp tự nhiên và hoàn hảo nhất. Một số điều sau khi tiêm má baby cần lưu ý như:
- Không nên ấn tay, sờ, nắn hoặc va chạm mạnh vào vùng má vừa được tiêm filler vì nó có khả năng gây nhiễm trùng hoặc biến dạng vùng má đã được tạo hình.
- Để không xảy ra những ảnh hưởng đến vùng cằm vừa được tiêm thì nên kiêng ăn hải sản trong vòng 1 tuần đầu.
- Hạn chế massage, xông hơi sau khi tiêm để vùng filler ở má được ổn định và duy trì hiệu quả lâu dài.
Lưu ý không nên sờ, ấn vào vùng má tiêm filler Ngoài những đồ ăn, hoạt động cần kiêng thì việc thực hiện vệ sinh vùng mặt sạch sẽ và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là điều rất quan trọng. Trong những ngày đầu có thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như bầm tím, sưng đau, đỏ vùng má đã tiêm thì đây là phản ứng bình thường và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên sau khoảng thời gian này mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều chỉnh cho phù hợp.
Trên đây là những thông tin về việc tiêm má baby có hại không. Mong rằng sau bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về tiêm má baby là gì, nó có hại không, được tiến hành như thế nào và đặc biệt là những điều cần kiêng kỵ sau khi tiêm. Nếu bạn thấy bài viết này hay và bổ ích, hãy theo dõi trang Nhà thuốc Long Châu để có thể nhận thêm những thông báo về những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm: Tiêm má baby bao nhiêu tiền? Cần lưu ý gì khi tiêm?
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp