Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai?

Chùng Linh

27/10/2024
Kích thước chữ

Việc tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt quá trình thai kỳ và sau khi sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về tất cả các loại vắc xin cũng như là thời gian cần tiêm vắc xin trước khi mang thai. Vậy tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai?

Vắc xin là giải pháp tuyệt vời để kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể, giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Mẹ bầu và những người chuẩn bị có thai là nhóm đối tượng cần lưu ý rất nhiều điều trước khi tiêm phòng. Hãy cùng tìm hiểu tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai cũng như những lưu ý trước khi tiêm phòng.

Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, đặc biệt hệ thống miễn dịch tự nhiên bị suy giảm khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi nhiều tác nhân từ bên trong và bên ngoài. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi. Việc thực hiện các biện pháp tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp tối ưu để giảm thiểu các rủi ro này.

tiem-vac-xin-bao-lau-thi-duoc-mang-thai 1.jpg
Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng cho phụ nữ

Dưới đây là một số loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai:

Vắc xin sởi - quai bị - Rubella: Đây là ba loại virus có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp. Nếu trong quá trình mang thai, không may mẹ bầu mắc bệnh này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi, nguy cơ dị tật cao, thậm chí có thể gây chết lưu hoặc sinh non.

Viêm gan B: Bệnh lý này có khả năng cao truyền nhiễm từ mẹ sang con. Nếu thai nhi không may mắc bệnh trong quá trình thai kỳ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển và tương lai của trẻ sau này. Do đó, việc tiêm phòng cho người mẹ cũng chính là cách tốt nhất bảo vệ cho em bé.

Cúm: Có thể nói đây là bệnh lý cực kỳ phổ biến và dễ mắc phải. Nếu mắc cúm trong ba tháng đầu, mẹ bầu có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non hoặc gặp biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Hiệu lực của vắc xin cúm thường kéo dài trong khoảng 1 năm.

Thuỷ đậu: Theo thống kê, trong tổng số các trường hợp mẹ bầu mắc bệnh thuỷ đậu trong năm tháng đầu thai kỳ, có khoảng 2% trẻ mắc các dị tật bao gồm liệt tay chân, dị dạng hình thể…

Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Các loại vắc xin phòng ngừa những bệnh trên được chứng minh là cho hiệu quả phòng bệnh đáng kể. Hai bệnh lý bạch hầu và ho gà có khả năng lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp, nên nguy cơ mắc phải trong thai kỳ sẽ rất cao. Còn bệnh uốn ván cũng có nguy cơ mắc phải nếu mẹ bầu xuất hiện các vết thương hở, bởi những loại virus này tồn tại rất bền vững trong môi trường.

Tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai?

Thời gian chờ mang thai sau khi tiêm vắc xin phụ thuộc vào từng loại vắc xin cụ thể. Một số vắc xin có thể tiêm ngay trước hoặc trong thai kỳ, trong khi một số khác cần thời gian nhất định để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng từng loại vắc xin sẽ được liệt kê dưới đây:

Trước khi mang thai

Đối với mũi tiêm 3 trong 1 - sởi, quai bị, rubella cần tiêm phòng trước 3 - 6 tháng trước khi có thai, thời gian muộn nhất tiêm phòng loại vắc xin này đó là 1 - 3 tháng trước khi có thai.

Vắc xin viêm gan B

Vắc xin phòng viêm gan B có thể được tiêm trước hoặc trong khi mang thai vì đây là vắc xin bất hoạt. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tiêm trước khi mang thai để có sự chuẩn bị chu đáo về sức khoẻ trước khi bước vào giai đoạn mới. 

Lịch tiêm phòng vắc xin viêm gan B bao gồm 3 mũi tiêm, một mũi tiêm trước khi có thai 7 tháng, mũi thứ 2 cách mũi 1 một tháng và mũi cuối cùng sẽ cách mũi 1 sáu tháng. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tiêm vắc xin viêm gan B gần tiến hành xét nghiệm kiểm tra kháng thể để quyết định số mũi cần thực hiện.

tiem-vac-xin-bao-lau-thi-duoc-mang-thai 2.jpg
Tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm

Vắc xin cúm

Phụ nữ có thể mang thai bất kỳ lúc nào sau khi tiêm vắc xin cúm. Đây là loại vắc xin bất hoạt (không chứa virus sống), nên an toàn để tiêm trước hoặc trong khi mang thai. Tuy nhiên, tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng giúp đảm bảo cơ thể đã tạo đủ miễn dịch.

Vắc xin sởi - quai bị - Rubella (MMR)

Vắc xin MMR là vắc xin sống giảm độc lực, có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi nếu mang thai ngay sau tiêm. Phụ nữ nên chờ ít nhất 4 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, mặc dù nguy cơ là rất thấp.

Vắc xin thủy đậu

Tương tự vắc xin MMR, vắc xin thủy đậu cũng là vắc xin sống giảm độc lực. Khuyến cáo là nên chờ ít nhất 3 tháng để hiệu quả tạo kháng thể tốt nhất và không được chích khi đang mang thai.

Trong quá trình mang thai

Bên cạnh các mũi tiêm bắt buộc cần thực hiện trước khi mang thai thì vẫn có một số loại vắc xin có thể thực hiện trong quá trình mang thai. Vắc xin uốn ván nên được tiêm từ tuần 20 - 24 của thai kỳ, mũi thứ hai cách ít nhất một tháng và hoàn thành trước khi sinh. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo tiêm mũi thứ 2 trước sinh một tháng.

tiem-vac-xin-bao-lau-thi-duoc-mang-thai 3.jpg
Cần lưu ý một số triệu chứng sau tiêm chủng

Những lưu ý tiêm vắc xin trước khi mang thai

Cơ thể có thể sẽ xuất hiện một số phản ứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin như sốt nhẹ, hơi sưng tại vị trí tiêm. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt, chườm khăn ấm lau người, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nhẹ các triệu chứng sau tiêm phòng. Tuy nhiên nếu cơn sốt vẫn tiếp tục kéo dài từ 3 - 4 ngày với các triệu chứng ngày một nặng hơn như sốt cao liên tục, mệt mỏi, ngủ li bì… cần nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Khi quyết định tiêm chủng, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về từng loại vắc xin mà mình sắp tiêm, lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ chuyên gia và lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín, đáng tin cậy. Trước khi tiến hành tiêm vắc xin cần tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra cơ thể có đang mang thai không và tình trạng miễn dịch của cơ thể để lựa chọn các loại vắc xin phù hợp. Đặc biệt, cần tuân thủ cao đối với lịch tiêm chủng định kỳ đã đề ra để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho thời kỳ mang thai sắp tới.

Tiêm vắc xin trước khi mang thai là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo khuyến cáo từ các tổ chức y tế trên toàn thế giới, tiêm phòng vắc xin trước và trong khi có thai mang lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe đáng kể, phòng tránh được nhiều nguy cơ dị tật cho trẻ. Bạn cần tìm hiểu tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất cho các kế hoạch của tương lai.

Việc tuân thủ lịch tiêm chủng đúng thời điểm không chỉ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn đảm bảo sự phát triển an toàn của thai nhi. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, phụ nữ cần hiểu rõ thời gian cần thiết giữa tiêm chủng và mang thai, đồng thời lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng.

Bảo vệ sức khỏe mẹ và bé ngay từ hôm nay tại Tiêm chủng Long Châu. Chúng tôi cung cấp các loại vắc xin cần thiết trước và trong thai kỳ với chất lượng đảm bảo, an toàn và hiệu quả. Hãy đặt lịch ngay để được tư vấn và tiêm chủng đúng thời điểm!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm