Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mới đây, kết quả từ một nghiên cứu đã cho thấy việc tiếp xúc vừa phải với tia UV trong mùa thu và mùa xuân có thể giúp cải thiện dự trữ trứng ở phụ nữ ở độ tuổi 30 - 40. Vậy việc tiếp xúc đó cụ thể cải thiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Nhiều người phải đối mặt với những thách thức về khả năng sinh sản, đặc biệt là những người trên 35 tuổi. Do đó, các nhà nghiên cứu đang tìm các nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau gây vô sinh, chẳng hạn như các yếu tố môi trường, và liệu việc sửa đổi những yếu tố này có ảnh hưởng đến kết quả sinh sản hay không. Kết quả rất đáng chú ý đối với phụ nữ trên 30 tuổi có mức độ hormone chống Mullerian (AMH) cao hơn vào mùa xuân và mùa thu khi có cường độ tia UV vừa phải.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không quan sát được hiệu ứng này ở phụ nữ dưới 30 tuổi, cho thấy tia UV có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ nhiều hơn theo tuổi tác. Cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ những yếu tố này và các ảnh hưởng lâm sàng tiềm ẩn.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ ở độ tuổi làm mẹ trẻ hơn và lớn hơn. Nghiên cứu này được tiến hành tại Israel và bao gồm 2.235 phụ nữ chủ yếu trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi.
Các nhà nghiên cứu muốn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tiếp xúc với việc tiếp xúc với tia bức xạ và hormone chống Mullerian (AMH), một chỉ số của khả năng sinh sản ở phụ nữ.
“Khi đánh giá tình trạng sinh sản của một bệnh nhân, thường thu được mức độ hormone chống Mullerian. Mức độ này tương quan với dự trữ buồng trứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng AMH giảm theo độ tuổi, do đó cũng là khả năng sinh sản,” bác sĩ Kelli giải thích.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng AMH không nhất thiết phản ánh chất lượng của tế bào trứng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng mức độ AMH giảm theo tuổi, vì vậy họ chia người tham gia thành hai nhóm: Từ 20 - 29 tuổi và từ 30 - 40 tuổi. Đối với phụ nữ trong nhóm từ 20 - 29 tuổi, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ AMH với mùa hoặc cường độ bức xạ mặt trời.
Dù vậy, kết quả khác biệt đối với phụ nữ trong nhóm từ 30 - 40 tuổi. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng mức độ AMH tăng lên ở những phụ nữ này vào mùa xuân và mùa thu khi có cường độ tia UV vừa phải so với các tháng mùa đông khi có cường độ tia UV thấp.
Mức độ AMH trong những tháng tiếp xúc với tia UV ở mức vừa phải nhìn chung cao hơn so với những tháng có cường độ tia UV cao hoặc thấp.
Họ cũng phát hiện ra rằng những người tham gia trong nhóm từ 30 - 40 tuổi có mức độ AMH được thu thập trong những tháng mùa hè có mức độ AMH cao hơn đáng kể so với những người tham gia có mức độ AMH được thu thập trong những tháng mùa đông.
Họ cũng tiếp tục chia người tham gia thành các nhóm từ 30 - 35 tuổi và từ 36 - 40 tuổi. Trong nhóm từ 30 - 35 tuổi, họ không tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa cường độ tia UV hoặc mùa và mức độ AMH. Trong nhóm từ 36 - 40 tuổi, họ phát hiện ra rằng mức độ AMH cao hơn trong những tháng có cường độ tia UV vừa phải và cao hơn trong mùa hè so với mùa đông.
Kết quả cho thấy rằng tiếp xúc với tia UV vừa phải có thể hữu ích cho phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 40 muốn có thai.
Khả năng sinh sản rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đôi khi, có thể sửa đổi một số yếu tố nhất định có thể góp phần gây vô sinh.
Ví dụ, cả béo phì và thiếu cân đều có thể tăng nguy cơ vô sinh. Hút thuốc lá hoặc uống rượu nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Một số tình trạng sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến sức sinh sản của phụ nữ, như:
Tiến sĩ Kecia Gaither cho biết: “Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản, chẳng hạn như thuốc, căng thẳng, các yếu tố của ơhuj nữ (bệnh lậu, u nang tử cung, polyp, rối loạn cân bằng hormone, PCOS, vv) và yếu tố nam giới (số lượng tinh trùng thấp). Quan trọng là phải lưu ý đến khía cạnh môi trường - (nghĩa là tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời) như một yếu tố liên quan với sức khỏe sinh sản tích cực hoặc kết quả.”
Một yếu tố không thể thay đổi được ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ là tuổi mẹ cao vì cơ hội có thai thành công bắt đầu giảm sau 35 tuổi.
Nghiên cứu này có những hạn chế. Đầu tiên, nó không thiết lập bất kỳ mối quan hệ nhân quả nào giữa các thành phần được quan sát.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thức được rằng việc thiếu mối quan hệ giữa AMH và các mùa với người tham gia trong độ tuổi từ 20 - 29 có thể là do sự khác biệt về kích thước mẫu giữa nhóm này và nhóm lớn tuổi hơn.
Họ cũng nhận thức được rằng họ không phân tích mức độ hormone LH (luteinizing hormone) và FSH (follicular stimulating hormone) ở phụ nữ trong độ tuổi từ 26 - 30, và điều này có thể đã ảnh hưởng đến kết quả.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý đến khả năng gây nhiễu liên quan đến các yếu tố như màu da và sự khác biệt về văn hóa. Các yếu tố khác như lối sống và sự lựa chọn cá nhân của người tham gia cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Khi nghiên cứu tiếp tục, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những lợi ích tiềm năng cần được cân bằng với những rủi ro có thể xảy ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như ung thư hoặc tổn thương da.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...