Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ là vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nó giúp mẹ bầu phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Trong quá trình xét nghiệm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Vậy trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng tiểu đường thai kỳ và các xét nghiệm đánh giá tình trạng này. Đồng thời xem xét các tác động có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến kết quả, từ đó trả lời cho câu hỏi “Trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?”. Nếu quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay bạn nhé!
Tiểu đường thai kỳ, hay còn được gọi là đái tháo đường thai kỳ, là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong cơ thể ở bất kỳ mức độ nào, có thể xuất hiện hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong quá trình mang thai. Tình trạng này không có các triệu chứng rõ ràng, làm cho việc phát hiện trở nên khó khăn, nhưng thường sẽ biến mất sau khoảng 6 tuần kể từ thời điểm sinh (theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO).
Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ là khi ăn, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin - một loại hormone nằm phía sau dạ dày giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, lượng insulin tiết ra tương đối ổn định nên ít ảnh hưởng đến đường huyết. Tuy nhiên, từ nửa sau của thai kỳ, sự tăng cao của các hormone nhau thai làm tăng sự đề kháng với insulin, gây ra mất cân bằng, dẫn đến việc phụ nữ mang thai dễ bị mắc phải đái tháo đường thai kỳ.
Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, bao gồm tăng huyết áp, nguy cơ nhiễm trùng, sinh non, thai lưu, tăng chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai và sau sinh có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Trong khi đó, thai nhi sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như thai to, bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thai lưu và nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, không nên xem nhẹ tình trạng tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết của mình.
Nhiều người thắc mắc liệu rằng trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không? Chúng ta cùng tìm hiểu các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để biết việc uống nước ảnh hưởng như thế nào đến các xét nghiệm này.
Mặc dù tiểu đường thai kỳ có một số triệu chứng có thể nhận biết, nhưng không phải mọi thai phụ đều nhận ra và có những triệu chứng không rõ ràng làm cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn hơn. Do đó, xét nghiệm nồng độ glucose trong máu cũng như đánh giá dung nạp glucose là cách đơn giản mà hiệu quả để xác định liệu thai phụ có mắc đái tháo đường hay không.
Có hai xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bao gồm:
Trong trường hợp xét nghiệm hai bước, bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt và cũng không cần thay đổi chế độ ăn uống bình thường. Nếu kết quả đường huyết vượt ngưỡng, bạn sẽ cần tiếp tục kiểm tra bước thứ hai, đó là xét nghiệm dung nạp glucose. Khi thực hiện bước này, cần lưu ý không ăn uống bất kỳ thứ gì (tuy nhiên có thể uống nước từng ngụm nhỏ) trong khoảng 8 – 14 giờ trước khi xét nghiệm.
Trong trường hợp xét nghiệm một bước, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra mức độ dung nạp glucose trong vòng 2 giờ. Do đó, bạn không được ăn uống bất kỳ thứ gì, nhưng tương tự như trên, bạn có thể uống từng ngụm nước nhỏ trong khoảng 8 – 14 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
Việc chọn thời điểm phù hợp để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đóng vai trò quan trọng giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Đối với phụ nữ mang thai, hai thời điểm quan trọng nhất là buổi khám thai đầu tiên và giai đoạn từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm glucose máu và HbA1C máu trong buổi khám thai đầu tiên. Kết quả của các xét nghiệm này giúp sàng lọc và chẩn đoán nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, từ đó thai phụ sẽ nhận được những lời khuyên phù hợp để duy trì tình trạng sức khỏe.
Trong giai đoạn từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ yêu cầu phụ nữ mang thai uống 75g glucose để thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose nhằm sàng lọc tiểu đường thai kỳ một lần nữa. Bệnh thường xảy ra ở những người có chỉ số BMI cao, phụ nữ mang thai ở tuổi trên 35 hoặc trong gia đình có người từng mắc tiểu đường. Trong tình huống này, việc thực hiện xét nghiệm là cần thiết để kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe của bà bầu và điều trị khi cần thiết.
Ngoài việc tìm hiểu trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không? Để đảm bảo buổi xét nghiệm diễn ra thuận lợi, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là rất quan trọng, đặc biệt về chế độ dinh dưỡng và lối sống trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Trước khi thực hiện xét nghiệm, hãy cố gắng duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ lượng carbohydrate cần thiết cho cơ thể. Một số gợi ý về thực phẩm cho người chuẩn bị xét nghiệm dung nạp đường huyết thai kỳ bao gồm ngũ cốc, một số loại hạt hoặc rau xanh, hoa quả.
Rượu bia và thuốc lá có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra đường huyết, do đó không nên sử dụng chúng, đặc biệt là trong vòng 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ thường khuyên phụ nữ chuẩn bị xét nghiệm nên nhịn đói trước vài giờ (tối ưu nhất là trong vòng 8 tiếng) để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Hy vọng rằng bạn đã có thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi: “Trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?”. Tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi, do đó việc phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm chẩn đoán là rất quan trọng để can thiệp kịp thời và điều trị khi cần thiết. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi thực hiện bất kỳ loại xét nghiệm nào để đảm bảo kết quả chính xác.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.