Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tìm hiểu một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ

Nuôi cấy vi khuẩn là phương pháp xác định nhiều bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, lựa chọn được môi trường nuôi cấy vi khuẩn phù hợp không đơn giản. Tham khảo ngay!

Ngày nay, việc chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng thông qua xét nghiệm vi sinh là không thể thiếu. Trong số các phương pháp phổ biến và dễ áp dụng tại các cơ sở y tế, kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn đang nhận được sự chú ý đặc biệt. Đặc biệt, môi trường nuôi cấy vi khuẩn quyết định sự thành công của khi thực hiện theo phương pháp này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nuôi cấy vi khuẩn là gì?

Nuôi cấy vi khuẩn là quá trình đưa mẫu nghi ngờ chứa vi khuẩn vào môi trường phù hợp để khuyến khích sự phát triển của chúng. Mục tiêu của quá trình này là để nhận biết các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn, từ đó đưa ra sơ bộ về nhóm hoặc loài vi khuẩn gây bệnh.

Có nhiều phương pháp nuôi cấy vi khuẩn, trong đó có: Cấy phân vùng bao gồm

  • Cấy định danh: Trên các môi trường đặc biệt để phát hiện các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn và xác định tên chúng sau 24 giờ.
  • Cấy tăng sinh: Tăng số lượng vi khuẩn trong mẫu, đặc biệt là trong các mẫu ít vi khuẩn ban đầu như máu, dịch não tủy, dịch màng phổi.
  • Cấy định lượng: Để xác định mật độ vi khuẩn một cách chính xác, ví dụ như cấy nước tiểu.
  • Cấy bán định lượng: Để xác định mật độ vi khuẩn một cách tương đối, như cấy đờm.
  • Cấy lưu chủng: Để lưu giữ chủng vi khuẩn đã được xác định tên và phục vụ cho nghiên cứu hoặc mục đích khác.

Có nhiều loại môi trường nuôi cấy vi khuẩn phù hợp với các mục đích và loại bệnh phẩm khác nhau, cũng như đặc điểm cụ thể của từng vi khuẩn. Môi trường thạch rắn như thạch máu, thạch chocolate, thạch MacConkey và thạch UTI thường được sử dụng để nuôi cấy các vi khuẩn gây bệnh thông thường. Các phương pháp cấy phân vùng, cấy định lượng và bán định lượng thường sử dụng các loại thạch này.

Các loại thạch rắn còn được chọn lọc cho từng nhóm vi khuẩn cụ thể, ví dụ như thạch Strepto B cho nhóm Liên cầu nhóm B, thạch SS và Hektoen cho salmonella, shigella, và các loại vi khuẩn tương tự.

Đối với các vi khuẩn khó nuôi cấy hoặc có tính chất đặc biệt, cần sử dụng các môi trường đặc biệt như môi trường TCBS cho vi khuẩn tả.

Môi trường để nuôi cấy và tăng sinh thường là môi trường lỏng như BHI, canh thang glucose 2%, và môi trường pepton kiềm.

Môi trường nuôi cấy định danh có thể là môi trường thạch đặc trên đĩa petri hoặc thạch nghiêng, giúp phát hiện các tính chất sinh hóa của vi khuẩn và xác định tên chúng.

Tìm hiểu một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn 1
Nuôi cấy là quá trình đưa mẫu chứa vi khuẩn vào môi trường

Các phương pháp nuôi cấy vi khuẩn

Phương pháp cấy phân vùng vi khuẩn

Mục đích: Phân lập vi khuẩn gây bệnh thành các cụm riêng biệt giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Loại bệnh phẩm sử dụng: Các loại dịch (như dịch não tủy, dịch sinh dục), phân, mủ, vv.

Môi trường nuôi cấy vi khuẩn bao gồm: Blood Agar (thạch máu), Chocolate Agar (thạch Socola), TCBS, Macconkey,...

Quy trình thực hiện:

  • Ghi rõ các thông tin liên quan đến bệnh phẩm và ngày nuôi cấy lên đĩa thạch.
  • Sử dụng que cấy vô trùng để lấy mẫu từ bệnh phẩm ra môi trường nuôi cấy, sau đó thực hiện cấy phân lập hoặc cấy định lượng tùy thuộc vào loại bệnh phẩm.
  • Cấy vùng 1: Sử dụng que cấy chứa sắn bệnh phẩm để tạo vùng nguyên ủy bên phía rìa của đĩa thạch và cấy theo đường zigzag với diện tích chiếm 1/4 của đĩa thạch.
  • Cấy vùng 2: Xoay đĩa 90 độ và tiến hành cấy vùng 2 bằng cách di chuyển que cấy theo đường zigzag, độ thưa hơn so với vùng 1 và chiếm 1/4 diện tích đĩa.
  • Cấy vùng 3: Xoay đĩa 90 độ và cấy tương tự như vùng 2, sao cho các đường cấy chạm vào vùng 2 và thưa hơn. Diện tích cấy chiếm 1/4 đĩa tiếp theo.
  • Cấy vùng 4: Xoay đĩa vuông góc so với vùng 3 và cấy ở vị trí ¼ đĩa cuối cùng.
  • Nếu sử dụng que cấy kim loại, sau mỗi lần cấy ở một vùng khác nhau cần tiệt trùng que cấy. Nếu sử dụng que cấy vô khuẩn, sau mỗi lần chuyển vùng cần thay que mới. Sau khi cấy, đặt môi trường nuôi cấy trong tủ ấm 37 độ C có hoặc không có khí CO2 (tùy loại môi trường) và quan sát sự phát triển của vi khuẩn sau 18 - 24 giờ.

Lưu ý: Các đường cấy ở vùng sau cần chạm vào đường cấy ở vùng trước để đảm bảo sự phát triển của vi khuẩn ở tất cả các vùng và tạo ra các cụm riêng biệt.

Tìm hiểu một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn 2
Phương pháp cấy phân áp dụng với dịch, phân hoặc mủ

Phương pháp cấy đếm vi khuẩn

Mục đích: Xác định số lượng vi khuẩn có khả năng phát triển trong một thể tích cụ thể của bệnh phẩm.

Loại bệnh phẩm thường được sử dụng: Nước tiểu.

Môi trường nuôi cấy: Thạch máu.

Quy trình:

  • Sử dụng que cấy có thể tích 1 microlit để lấy mẫu bệnh phẩm và ria que cấy thẳng một đường chính giữa đĩa thạch để tạo đường nguyên ủy.
  • Cấy vi khuẩn đều khắp đĩa thạch theo đường ziczac sao cho các đường cấy đi qua đường nguyên ủy. Giữ nguyên đĩa thạch ở trong tủ ấm với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, để qua đêm.

Sau khi nuôi cấy, sự phát triển của vi khuẩn sẽ được theo dõi sau mỗi 24 giờ. Nếu vi khuẩn gây bệnh xuất hiện, sẽ tiến hành định danh bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như dựa trên tính chất sinh vật hóa học cơ bản, sử dụng thanh API hoặc máy tự động. Mục tiêu là xác định chủng vi khuẩn gây bệnh và sau đó thực hiện kháng sinh đồ phù hợp.

Nếu không thấy sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh sau 48 - 72 giờ, kết luận là kết quả nuôi cấy âm tính.

Tìm hiểu một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn 3
Phương pháp cấy đếm áp dụng vơi bệnh phẩm nước tiểu

Lưu ý khi bảo quản môi trường nuôi cấy vi khuẩn

Những điều cần lưu ý khi bảo quản môi trường nuôi cấy vi khuẩn:

  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C hoặc trong những nơi mát mẻ. Tránh xa khu vực có lưu lượng không khí cao để tránh tình trạng môi trường trở nên quá khô. Nếu sử dụng tủ lạnh, hãy tránh lưu trữ đĩa gần ngăn cấp đông hoặc ở những vị trí có khả năng gây đóng băng.
  • Khi lưu trữ, nên đặt đĩa thạch úp lên nhau để ngăn hơi ẩm tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của thạch.
  • Sử dụng màng lưu trữ thích hợp hoặc đặt đĩa trong các hộp kín để ngăn mất độ ẩm.
  • Đảm bảo rằng các đĩa được lưu trữ ở điều kiện bóng tối hoặc dưới ánh sáng đèn điện để ngăn quá trình quang hóa.
  • Thời hạn sử dụng tốt nhất cho các đĩa môi trường: Lưu đĩa thạch trong vòng 4 tuần, các đĩa môi trường có tính chọn lọc nên được lưu trong vòng 7 ngày.
Tìm hiểu một số môi trường nuôi cấy vi khuẩn 4
Môi trường nuôi cấy cần được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C

Trên đây là những thông tin về lựa chọn môi trường nuôi cấy vi khuẩn và cách bảo quản sau khi thực hiện. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin