Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị nước tiểu có mùi hôi

Ngày 22/12/2022
Kích thước chữ

Nước tiểu có mùi hôi là một triệu chứng dễ gặp ở bất cứ người nào. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân và cách trị nước tiểu có mùi hôi trong bài viết dưới đây nhé!

Nước tiểu chứa chủ yếu là nước và nồng độ của một số loại chất thải khác nhau do thận bài tiết, thường có ít hoặc không có mùi. Nếu lượng nước giảm hoặc các chất trong nước tiểu thay đổi, nó có thể khiến nước tiểu có mùi hôi. Đây thường là một tình trạng bình thường có thể được điều trị bằng một vài thủ thuật, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị.

Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách trị nước tiểu có mùi hôi qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi

Thông thường, khi bàng quang được làm trống thường xuyên và cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu sẽ trong hoặc hơi vàng, có mùi khai nhẹ. Trong một số trường hợp, nước tiểu có mùi hôi lạ bất thường ở nam và nữ giới xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Mất nước

Mất nước do không uống đủ nước có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm hoặc cam và có mùi giống như amoniac. Hầu hết các tình trạng này không cần can thiệp y tế và nước tiểu của bạn sẽ trở lại mùi bình thường khi bạn uống nhiều nước hơn.

Ngoài ra, một số trường hợp mất nước nghiêm trọng do suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần hoặc các vấn đề sức khỏe bất thường cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt.

Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi

Đường tiết niệu bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường khiến nước tiểu có mùi hôi kèm theo các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu,… Tình trạng này xảy ra do sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu được bác sĩ chẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Bệnh đái tháo đường

Người bị bệnh tiểu đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, nước tiểu có mùi hôi và màu vàng sẫm. Căn bệnh này cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Rò bàng quang

Rò bàng quang xảy ra khi một số khiếm khuyết hoặc chấn thương cho phép vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào bàng quang. Thông thường, những trường hợp mắc bệnh đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm ruột, hoặc chấn thương phẫu thuật sẽ dễ bị rò bàng quang. Đây là nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi.

Bệnh gan

Nước tiểu có bọt, mùi nồng là dấu hiệu của bệnh gan. Ngoài ra, người bệnh gan còn có thể gặp các triệu chứng khác như: Nôn, buồn nôn, đau bụng, vàng da, vàng mắt, chướng bụng, cảm thấy suy nhược, sụt cân nhanh, nước tiểu sẫm màu,…

Bệnh gan là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi Bệnh gan là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi

Phenylketonuria

Đó là một căn bệnh nan y khiến cơ thể không thể phân hủy một loại axit amin gọi là phenylalanine. Do không thể phân hủy sinh học nên chất chuyển hóa này có thể tích tụ và khiến nước tiểu có mùi giống mùi xạ hương.

Người bị nhiễm phenylalanine còn có nhiều triệu chứng khác như: Sắc tố da bị suy giảm, trí tuệ chậm phát triển, chậm kỹ năng xã hội… Bệnh này cần được điều trị sớm để tránh chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) và biến chứng rối loạn tâm thần nặng.

Bệnh sỏi thận

Người bị sỏi thận thường xuyên bị đau bụng dữ dội. Sự lắng đọng muối và khoáng chất trong nước tiểu có thể hình thành sỏi. Bệnh khiến vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc chảy máu kèm theo nước tiểu có mùi hôi. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau háng, mông và lưng; nôn nhiều; đi tiểu thường xuyên; đi tiểu đau; sốt; tiểu ra máu; …

Cách trị nước tiểu có mùi hôi

Dưới đây là một số cách trị nước tiểu có mùi hôi được bác sĩ khuyến nghị, cụ thể:

  • Uống đủ nước để cơ thể sản xuất đủ nước tiểu và không cảm thấy khát. Bạn có thể quan sát nước tiểu của mình, khi nước tiểu trong, không màu hoặc vàng nhạt và có mùi nhẹ thì chứng tỏ cơ thể bạn đang được cung cấp đủ nước. Khi thời tiết nóng bức, bạn ra nhiều mồ hôi thì nên uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Không nên nhịn tiểu, luôn đi hết nước tiểu để tạo điều kiện làm rỗng bàng quang hoàn toàn, vì nước tiểu còn sót lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
  • Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh để làm sạch khu vực nhạy cảm xung quanh bộ phận sinh dục, vì nó có thể làm đảo lộn hệ vi sinh vật trong khu vực và gây kích ứng đường tiết niệu.
  • Tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.
Hạn chế nhịn tiểu để cải thiện tình trạng nước tiểu có mùi hôi Tránh nhịn tiểu để cải thiện tình trạng nước tiểu có mùi hôi

Lưu ý khi gặp trường hợp nước tiểu có mùi hôi

Một số lưu ý về ăn uống khi bạn gặp phải tình trạng nước tiểu có mùi hôi:

  • Không uống một lượng lớn đồ uống có gas, cà phê, đồ uống có cồn hoặc đường.
  • Tránh ăn quá nhiều tỏi, măng tây hoặc thực phẩm khiến nước tiểu có mùi khó chịu.
  • Không dùng quá 10 mg vitamin B6 mỗi ngày.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nước tiểu có mùi hôi thường không phải là một tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài, không tìm ra nguyên nhân và kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đi tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường.
  • Mắc tiểu gấp.
  • Tiểu đêm thường xuyên.
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi nồng và có màu vàng đục.

Bạn cần phải khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây ngoài dấu hiệu nước tiểu có mùi hôi bất thường vì bạn có thể bị nhiễm trùng tiểu:

  • Tiểu ra máu;
  • Đau bụng dưới;
  • Đau ở lưng, dưới xương sườn;
  • Mệt mỏi;
  • Sốt, ớn lạnh;
  • Thân nhiệt xuống thấp.
Khi xuất hiện tình trạng tiểu ra máu cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị Khi xuất hiện tình trạng tiểu ra máu cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị

Hi vọng những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân và cách trị nước tiểu có mùi hôi. Chúc bạn sức khỏe!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin