Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu thế nào là tật khúc xạ? Các loại tật khúc xạ phổ biến

Ngày 20/03/2022
Kích thước chữ

Để hiểu thêm về tật khúc xạ là gì? Có bao nhiêu loại tật khúc xạ? Cách phòng ngừa và hạn chế như thế nào? Các bạn theo dõi tiếp bài viết dưới nhé.

Tật khúc xạ là mắt có dấu hiệu bất thường ở hệ thống quan học. Lúc này mắt không thể nhìn rõ mọi vật hay không thể tập trung nhìn rõ sự vật. Điều này khiến người bị gặp khó khăn trong làm việc và sinh hoạt hằng ngày.

Tật khúc xạ là như thế nào?

Khúc xạ là sự gấp khúc của ánh sáng khi nó truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Hình ảnh thấy được khi các tia sáng khúc xạ khi chúng đi qua giác mạc và thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Võng mạc chuyển đổi các hình ảnh thấy được qua dây thần kinh thị giác đến não để phân tích.

Mắt khỏe là sau khi thủy tinh thể điều chỉnh bằng cách phồng lên hoặc xẹp xuống để ảnh hội tụ đúng trên võng mạc. Tuy nhiên vì một số lý do mà thuỷ tinh thể không thể điều tiết dẫn đến hình ảnh có thể nằm trước hoặc sau võng mạc, đây gọi là tật khúc xạ. 

Tật khúc xạ là hiện tượng mắt điều tiết kém, dẫn đến các tia sáng đi vào mắt không được tập trung đúng vào võng mạc, dẫn đến nhìn mờ. Thông thường, các tia sáng đi qua mắt được hội tụ tại võng mạc. Nếu không đúng như vậy nghĩa là mắt bạn đang mắc một loại tật khúc xạ nào đó.

Tìm hiểu thế nào là tật khúc xạ? Các loại tật khúc xạ phổ biến 1 Có Ba loại tật khúc xạ phổ biến hiện nay là cận thị, loạn thị và viễn thị

Tật khúc xạ có mấy loại?

Tật khúc xạ là thuật ngữ gọi chung các tật cận thị, viễn thị và loạn thị. Trong đó cận thị chiếm tỷ lệ khá cao hiện nay, đặc biệt là độ tuổi học sinh.

Cận thị

Tật cận thị ngày càng có nhiều người mắc phải. Nguyên nhân của tật cận thị là do trục của nhãn cầu quá dài, các tia sáng đi vào mắt thay vì được hội tụ trên võng mạc thì lại hội tụ trước võng mạc. Ngoài ra còn do giác mạc hoặc thể thuỷ tinh quá cong so với nhãn cầu cũng có thể gây cận thị.

Cận thị có thể liên quan đến môi trường làm việc thiếu sáng, tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều hoặc do yếu tố di truyền. Người bị cận thị có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa hơn các vật ở gần, các vật ở gần thường thấy mờ tùy theo mức độ cận thị. Trong cuộc sống hàng ngày, phải nheo mắt để nhìn rõ hơn, cảm thấy mỏi mắt khi tập trung nhìn vào máy tính lâu hoặc lái xe.

Loạn thị

Loạn thị là tình trạng hình ảnh của các vật trong mắt bị méo, nhoè đi do tia sáng đi qua mắt bị hội tụ thành nhiều điểm. Thể thuỷ tinh hoặc giác mạc cong bất thường là lý do dẫn đến ảnh hưởng đến đường đi của ánh sáng. Những người có tỉ lệ mắt loạn thị cao hơn thường cũng đang bị một tật khúc xạ khác. Những người đã trải qua phẫu thuật mắt hoặc có ba mẹ bị loạn thị cũng có nguy cơ mắc loại thị cao hơn.

Người bị loạn thị thường nhìn thấy những vật bị mờ, nhoè thấy 2 - 3 hình chồng lên nhau dù khoảng cách xa hay gần. Một số triệu chứng kèm theo như mỏi mắt, chảy nước mắt,...

Viễn thị

Trái ngược với tật cận thị, người bị viễn thị nhìn các vật ở gần bị mờ nhưng lại nhìn rõ được các vật ở xa. Do trục của nhãn cầu bị viễn thị ngắn hơn bình thường khiến các tia sáng đi qua mắt tập trung phía sau võng mạc. 

Trong một số trường hợp, trẻ bị viễn thị có thể tự khỏi. Các triệu chứng của tật viễn thị bao gồm không thể nhìn rõ các vật ở gần, thường xuyên đau đầu, nhức mắt, nheo mắt khi làm việc. Viễn thị thường bị nhầm lẫn với lão thị vì các triệu chứng gần giống nhau.

Nguyên nhân dẫn đến mắc các tật khúc xạ

Một số nguyên nhân dẫn đến việc mắc phải các tật khúc xạ:

  • Tập trung nhìn lâu ở cự ly gần như làm việc với máy tính, đọc sách là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tật khúc xạ.
  • Thói quen sinh hoạt chưa đúng như ăn quá ít chất dinh dưỡng, tư thế ngồi không đúng, học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng. 
  • Nhu cầu công việc hay thói quen dùng điện thoại, máy tính hàng giờ khiến mắt tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh khiến mắt yếu di.
  • Di truyền và lão hoá do tuổi tác cũng là những nguyên nhân khiến thị lực giảm, mắc các tật khúc xạ.
Tìm hiểu thế nào là tật khúc xạ? Các loại tật khúc xạ phổ biến 2 Các triệu chứng thường thấy khi bị tật khúc xạ là nhìn mờ, mỏi mắt

Các phương pháp điều trị tật khúc xạ 

Để cải thiện tầm nhìn, khắc phục các tình trạng do tật khúc xạ gây ra thì dưới đây là một số phương pháp để bạn tham khảo:

Đeo kính: Đây là cách dễ nhất và an toàn nhất để điều chỉnh các chứng loạn thị. Bác sĩ sẽ đo thị lực để giúp bạn chọn tròng kính phù hợp với các các tật khúc xạ bạn đang mắc phải và mang lại cho bạn thị lực tối ưu hơn.

Đeo kính áp tròng: Trong nhiều trường hợp, kính áp tròng mang lại tầm nhìn rộng hơn và thoải mái hơn. Chúng là một lựa chọn an toàn và hiệu quả khi áp dụng và sử dụng đúng cách. Điều quan trọng là phải rửa tay và làm sạch kính áp tròng đúng cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn mắc một số bệnh về mắt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phẫu thuật: Mục tiêu của phẫu thuật khúc xạ là thay đổi hình dạng của giác mạc. Việc định hình này giúp phục hồi khả năng tập trung của mắt bằng cách tập trung các tia sáng hội tụ ngay trên võng mạc để cải thiện thị lực. Có nhiều loại phẫu thuật khúc xạ như Lasik, Relex Smile, Ortho-K,... Bác sĩ nhãn khoa sẽ gợi ý bạn nên thực hiện loại phẫu thuật nào phù hợp với bạn nhất.

Cách ngăn ngừa và hạn chế tiến triển của các tật khúc xạ

Bạn có thể phòng ngừa và hạn chế sự tiến triển của các tật khúc xạ bằng cách kiểm tra mắt định kỳ. Sử dụng đúng độ kính và thay đổi khi mắt bị nặng hơn hay giảm độ. Khi đi ra ngoài vào những ngày trời nắng nên đeo kính để hạn chế tia UV gây hại. Đối với các công việc đặc thù khi phải tiếp xúc với chất hoá học, sơn, khói độc cần có kính bảo hộ. Bên cạnh đó, áp dụng chế độ ăn khoa học, lành mạnh, nhiều vitamin tốt cho mắt để mắt sáng khỏe.

Tìm hiểu thế nào là tật khúc xạ? Các loại tật khúc xạ phổ biến 3 Phương pháp phòng ngừa và hạn chế bệnh tiến triển là thăm khám định kỳ để theo dõi và phát hiện

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây về các tật khúc xạ các bạn sẽ chăm sóc và quan tâm nhiều hơn về “cửa sổ tâm hồn” của mình. Đặc biệt với các bạn nhỏ đang đi học có nguy cơ mắc tật cận thị rất cao. Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ khám mắt định kỳ để phát hiện sớm hay có cách phòng ngừa hiệu quả.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:bệnh về mắt