Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Tìm hiểu thuyết phòng ngừa ung thư: Những lầm tưởng và sự thật

Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư là một căn bệnh phức tạp. Có hơn 100 loại ung thư, mỗi loại có đặc điểm, phương án điều trị và kết quả riêng. Hãy cùng thảo luận về một số lời đồn thổi phổ biến về ung thư để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt.

Bài viết tham vấn từ bác sỹ Koh Chi- Siong Dean

Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore

Có rất nhiều thông tin về nguyên nhân gây ung thư và những cách để ngăn ngừa ung thư, nhưng có bao nhiêu sự thật trong đó? Bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng hợp, chuyên gia về điều trị ung thư đại trực tràng, sẽ giải đáp các thắc mắc và làm rõ 5 quan điểm phổ biến về phòng ngừa ung thư như sau.

1. Ăn ít thịt đỏ, thịt chế biến sẵn giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Có đúng là mọi người nên ăn ít thịt nói chung để ngăn ngừa ung thư?

Thịt là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn uống hằng ngày. Điều quan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu trong tài liệu y học liên quan đến mối liên hệ giữa thịt với nguy cơ ung thư đại trực tràng đều đề cập đến thịt chế biến sẵn và thịt đỏ. Thịt trắng thường được nghiên cứu rộng rãi và chúng không liên quan đến việc làm tăng các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Mặc dù việc giảm lượng thịt nói chung không có hại gì, tuy nhiên lời khuyên từ các chuyên gia là nên sử dụng thịt có chừng mực và nên ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ.

Bất kỳ dạng thịt chế biến sẵn nào (có thể là thịt đỏ hoặc trắng) đều làm tăng nguy cơ ung thư. Điều này là do chất gây đột biến và chất gây ung thư được tạo ra khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao như nướng than. Ngoài ra, đạm và muối được sử dụng trong thịt chế biến sẵn có thể hình thành chất nitrosamine gây ung thư.

Tìm hiểu thuyết phòng ngừa ung thư: Những lầm tưởng và sự thật 1
Ăn nhiều thịt đỏ hay thịt chế biến sẵn tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng

Chất gây đột biến và chất gây ung thư

Đây là những chất làm tăng khả năng đột biến hoặc kích thích sự phát triển của các khối u - ung thư. Chất gây đột biến gây ra sự thay đổi hoặc đột biến gen trong khi chất gây ung thư gây ra sự phát triển bất thường trong tế bào hoặc mô. Chúng không phải là những thuật ngữ giống nhau, nhưng cả hai đều là những yếu tố quan trọng vì chất gây đột biến có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh ung thư.

Nitrosamine gây ung thư trong thịt chế biến sẵn

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for Research on Cancer - IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới (The World Health Organization - WHO) phân loại thịt chế biến sẵn như là chất gây ung thư, dựa trên dữ liệu thống nhất về mối liên hệ giữa việc lạm dụng thịt chế biến sẵn với ung thư dạ dày .

Tuy nhiên đừng quá hoảng sợ vì sự thật hợp chất nitrat và nitrit là những chất hóa học tự nhiên. Chúng được sử dụng hợp pháp làm chất bảo quản để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong thực phẩm như giăm bông và một số loại pho mát. Các hợp chất này cũng được tìm thấy trong các loại rau và trong đất trồng.

Trong khi nitrat tương đối trơ thì nitrit lại phản ứng mạnh hơn và có thể phản ứng trong môi trường axit dạ dày và với sự hiện diện của các hóa chất gọi là amin có trong thực phẩm giàu protein sẽ tạo thành nitrosamine. Nitrosamine cũng có thể được tạo ra khi thực phẩm được nấu ở nhiệt độ cao.

Tuy nhiên, theo tình hình thực tế thì không cần thiết phải kiêng hoàn toàn các loại thịt đã qua chế biến. Tuy nhiên, điều quan trọng cần hiểu là việc lạm dụng thịt chế biến sẵn cũng có liên quan đến bệnh động mạch vành, đột quỵ và tiểu đường. Nói cách khác, hãy sử dụng chúng ở một mức độ nhất định thay vì sử dụng hàng ngày.

Có đúng là ăn ít thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn sẽ tốt hơn? Khuyến nghị không ăn thịt 1 ngày một tuần có đúng không?

Việc giảm lượng thịt ăn vào sẽ không có hại gì, ngay cả khi chỉ ăn 1 ngày một tuần. Thay thế thịt bằng cá và thịt gia cầm luôn là một lựa chọn tốt. Một cách khác là sử dụng khẩu phần thịt ít hơn hoặc dùng chúng như một món ăn phụ thay vì món chính trong các bữa ăn.

Một hướng dẫn dùng thịt thường được sử dụng như sau: Hàng ngày, khi sử dụng 100g thịt đỏ hoặc 50g thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 15 - 20%. Như vậy có thể làm phép tính để xác định xem sẽ có bao nhiêu khẩu phần thịt ăn vào tương ứng với tỷ lệ gây ung thư đại trực tràng.

Có phải khuyến cáo này chỉ áp dụng cho thịt chế biến sẵn?

Như đã đề cập ở trên, việc giảm ăn thịt chế biến sẵn về lâu dài chắc chắn sẽ làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Trên thực tế, bằng chứng cho thấy nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng 15 - 20% đối với mỗi 50g thịt chế biến sẵn được tiêu thụ mỗi ngày!

Phân loại thế nào là 'thịt mỡ'?

Đây là một thuật ngữ không cụ thể, thường dùng để chỉ loại thịt có nhiều mỡ. Tác động của việc tiêu thụ quá nhiều chất này liên quan nhiều hơn đến nguy cơ béo phì/thừa cân, đồng thời liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng hơn là tác động gây ung thư.

Lời khuyên phòng ngừa ung thư

Mặc dù không có cách nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh ung thư, nhưng vẫn có thể duy trì sức khỏe lành mạnh và giảm nguy cơ ung thư bằng cách thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống.

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả với nhiều loại, có màu sắc khác nhau. Chúng bao gồm các loại đậu và cây họ đậu khác nhau, nhằm cung cấp chất xơ thiết yếu và nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Đôi khi, vấn đề không chỉ là chúng ta ăn bao nhiêu mà còn là loại thực phẩm chúng ta ăn. Một số thực phẩm chứa nhiều calo như nước ngọt và đồ uống làm từ trái cây, nước sốt kem và thực phẩm chế biến sẵn có chứa xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Vì vậy, ăn nhiều bữa nhỏ có thể không hiệu quả bằng việc kiêng nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn. Hãy dùng các món ăn nhẹ, lành mạnh hơn như trái cây tươi, sữa chua và bánh nướng thay vì các món chiên hoặc nhiều đường.
  • Giảm tiêu thụ thịt chế biến sẵn và thịt đỏ: Không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn những thứ này, nhưng có thể giúp hạn chế lượng tiêu thụ bằng cách dùng những khẩu phần ít hơn hoặc sử dụng nó thành món ăn vặt vào cuối tuần hay những dịp đặc biệt. Để duy trì lượng protein hấp thụ, tốt cho sức khỏe nên ăn nhiều món như cá, thịt gà, gà tây hoặc đậu.
  • Chế biến thịt theo nhiều cách: Thay vì các phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ cao như chiên, hãy thử nướng, hun khói hoặc luộc.

2.Hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ ung thư

Hoạt động thể dục thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh bao gồm cả ung thư đại tràng. Trên thực tế, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới xác định lượng mỡ trong cơ thể và ít hoạt động thể chất là 2 trong 4 yếu tố nguy cơ hoàn toàn có thể cải thiện để phòng ngừa bệnh được (2 yếu tố còn lại là uống rượu và chế độ ăn uống).

Tập thể dục thường xuyên không chỉ liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng mà còn có những lợi ích rõ ràng là việc này giúp tăng tuổi thọ cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh/tử vong do căn nguyên ung thư khác nhau. Điều quan trọng cần lưu ý là cường độ, thời gian và tần suất vận động thể chất, tuy nhiên mức độ luyện tập tối thiểu cần thiết để giảm nguy cơ ung thư vẫn chưa được biết rõ, khuyến nghị được hầu hết các hiệp hội ung thư trên thế giới chấp nhận là 300 phút vận động vừa phải hoặc 150 phút vận động mạnh mỗi tuần.

3.Bổ sung đủ vitamin D có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Việc bổ sung vitamin D lành mạnh được cho là làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và tăng tuổi thọ cho những người đã bị ảnh hưởng bởi ung thư đại trực tràng. Việc dùng vitamin D làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng như thế nào?

Vitamin D có ảnh hưởng đến sự khởi phát và phát triển của ung thư đại trực tràng. Điều này là do tác dụng của nó trong việc làm giảm sự tăng sinh tế bào và kích thích sự chết tế bào ở tế bào ung thư. Đã có những nghiên cứu chứng minh tác dụng chống viêm của vitamin D.

Rất nhiều các nghiên cứu lớn đánh giá tác dụng của vitamin D là Nghiên cứu Sức khỏe Điều dưỡng (Nurses' Health Study - NHS) và Sáng kiến ​​Sức khỏe Phụ nữ (Women's Health Initiative - WHI).

Tìm hiểu thuyết phòng ngừa ung thư: Những lầm tưởng và sự thật 2
Bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

4.Nhìn chung, phụ nữ ở Singapore có thiếu vitamin D không?

Điều này dường như không đúng. Do khí hậu Singapore là khí hậu nhiệt đới quanh năm nên hiếm khi một người có thể ở trong nhà trong thời gian dài. Vitamin D được tạo ra, hấp thu thông qua việc da tiếp xúc với tia hồng ngoại từ mặt trời hoặc thông qua chế độ ăn uống (sữa và ngũ cốc được bổ sung vitamin D) và các thực phẩm bổ sung. Điều quan trọng cần lưu ý là mối liên quan giữa ung thư đại trực tràng và vitamin D chưa được chứng minh rõ ràng, khuyến cáo tiêu thụ khoảng 30 ng/ml vitamin D không chỉ để phòng ngừa ung thư mà còn tốt cho các tình trạng sức khỏe khác.

Tìm hiểu thuyết phòng ngừa ung thư: Những lầm tưởng và sự thật 3
Mặc dù chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng nhưng bổ sung vitamin D có phòng ngừa ung thư

5.Sử dụng aspirin lâu dài có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Có đúng là sử dụng aspirin lâu dài có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng? Aspirin có thể được dùng như một thực phẩm chức năng?

Dữ liệu xung quanh aspirin vàyết phục. Aspirin có liên quan đến việc giảm sự phát triển của tổn thương tiền thân của ung thư đại trực việc giảm ung thư đại trực tràng đã được chứng minh là không thu tràng - polyp u tuyến. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc sử dụng aspirin ở những người khỏe mạnh để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nhà nghiên cứu khuyên rằng nên thận trọng khi sử dụng aspirin trong phòng ngừa ung thư, đơn giản vì có nguy cơ gây chảy máu.

Dựa trên dữ liệu hiện có trong tài liệu y văn, điều này không được khuyến cáo trên những người khỏe mạnh như một biện pháp phòng ngừa ung thư đại trực tràng. Hầu như tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sử dụng aspirin thường xuyên có liên quan đến nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và đột quỵ do xuất huyết não.

6.Chế độ ăn nhiều tỏi giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Có đúng là chế độ ăn nhiều tỏi giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng? Một người nên ăn bao nhiêu tỏi?

Vẫn còn rất ít bằng chứng cho thấy các hợp chất allium có trong tỏi có thể ngăn ngừa ung thư. Tất cả những gì đã được kết luận cho đến nay chỉ là mối liên hệ có thể xảy ra nhưng những điều này chủ yếu dựa trên các nghiên cứu tiền lâm sàng. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây với hơn 300.000 người tham gia cho thấy việc ăn tỏi không có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư.

Trên đây là bài viết về những lầm tưởng và sự thật về thuyết phòng ung thư. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.