Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Cảm cúm Rubella: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng ngừa

Ngày 15/08/2024
Kích thước chữ

Cảm cúm Rubella là một bệnh truyền nhiễm do virus Rubella gây ra. Bệnh thường có các triệu chứng tương tự như cảm cúm thông nhưng kèm theo phát ban đặc trưng. Việc hiểu rõ về bệnh cũng như các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Rubella là một bệnh lý không còn xa lạ với nhiều người. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Cùng tìm hiểu về cảm cúm Rubella trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và con đường lây bệnh của cảm cúm Rubella

Thực chất, Rubella không phải là một bệnh cảm cúm, Rubella là một bệnh nhiễm trùng do virus Rubella gây ra, còn cảm cúm là do virus cúm (influenza) gây ra. Virus Rubella thuộc họ togavirus có chứa ARN gây ra. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa xuân và lây lan qua đường hô hấp. Virus Rubella thường cư trú ở vòm họng và các hạch bạch huyết. Khi tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy từ mũi, họng hoặc các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt xì, người lành có thể bị nhiễm bệnh. Giai đoạn lây nhiễm cao nhất là từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi phát ban đỏ.

Cảm cúm rubella: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả 1
Ban đỏ do cảm cúm Rubella

Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm Rubella. Những người tiếp xúc với virus Rubella sẽ mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch và không có trường hợp người khỏe mạnh mang virus mà không phát bệnh.

Triệu chứng của bệnh Rubella

Phát ban bắt đầu xuất hiện trên đầu và mặt, sau đó lan ra toàn thân nhưng không theo trình tự như bệnh sởi. Bệnh Rubella thường nhẹ với các triệu chứng xuất hiện từ 16 - 18 ngày sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng phổ biến, bao gồm:

  • Sốt: Người bệnh thường sốt nhẹ (khoảng 38 độ C) kèm theo đau đầu, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi trong. Sốt thường kéo dài từ 1 - 4 ngày và giảm sau khi phát ban.
  • Nổi hạch: Hạch xuất hiện ở vùng cổ, chẩm, bẹn. Hạch gây đau khi ấn, thường xuất hiện trước khi phát ban và tồn tại vài ngày sau khi ban biến mất.
  • Phát ban: Thường xuất hiện trên đầu và mặt, sau đó lan ra toàn thân. Ban có màu hồng hoặc đỏ nhạt, hình tròn hoặc bầu dục với kích thước 1 - 2mm. Phát ban gây ngứa và thường kéo dài khoảng 3 ngày rồi biến mất, để lại nốt thâm trên da.
  • Đau khớp và viêm kết mạc: Có thể xảy ra trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, khoảng 50% trường hợp Rubella không có các triệu chứng lâm sàng điển hình. Từ đó dẫn đến việc dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

 Cảm cúm rubella: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả 2
Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh Rubella

Biến chứng của bệnh Rubella

Rubella thường là bệnh nhẹ và tự khỏi mà không để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai (đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ), bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng có thể kể đến như:

  • Sảy thai;
  • Thai chết lưu;
  • Dị tật bẩm sinh;
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Vàng da;
  • Xuất huyết;
  • Lách to;
  • Hội chứng Rubella bẩm sinh.

Vì vậy, tất cả phụ nữ trước khi quyết định mang thai nên thực hiện xét nghiệm để xác định đã có miễn dịch với Rubella hay chưa. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

 Cảm cúm rubella: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả 3
Bệnh Rubella có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh Rubella

Bệnh Rubella nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thường không gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng đáng tiếc, các nhóm đối tượng sau đây được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm Rubella:

  • Phụ nữ mang thai nghi ngờ mắc Rubella.
  • Người có dấu hiệu nhiễm virus Rubella.
  • Người đã đến vùng có dịch hoặc tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Rubella.

Các biện pháp chẩn đoán lâm sàng thường khó xác định chính xác về bệnh. Vì vậy, các xét nghiệm kháng thể IgM, IgG, RT-PCR và nuôi cấy tế bào được sử dụng để chẩn đoán. Việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chất lượng là cần thiết để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Phương pháp phòng ngừa bệnh Rubella

Hiện nay, bệnh Rubella vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, mỗi cá nhân cần chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp phòng ngừa, bao gồm:

  • Nên tiêm vắc xin phòng Rubella đầy đủ trong giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi. Liều thứ hai tiêm khi trẻ từ 4 - 6 tuổi. Sau khi tiêm, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như phát ban, sốt, nổi hạch, tăng lượng bạch cầu, đau nhức xương khớp,...
  • Phụ nữ trước khi mang thai nên kiểm tra mức độ miễn dịch đối với Rubella. Nếu cần tiêm vắc xin thì nên thực hiện ít nhất 2 - 3 tháng trước khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trong giai đoạn mang thai cần tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng sốt phát ban hoặc mắc Rubella bẩm sinh. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh, cần thăm khám và kiểm tra kịp thời.
  • Không nên tiêm vắc xin Rubella cho những người có hệ miễn dịch suy yếu, dị ứng với Gelatin, Neomycin hoặc đang sốt cao.
 Cảm cúm rubella: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả 4
Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh Rubella tốt nhất

Việc nhận thức rõ về cảm cúm Rubella và các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Dù bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nhưng với sự chủ động trong việc tiêm phòng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và tác động tiêu cực của Rubella. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin