Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loét tỳ đè vùng cùng cụt là một trong những biến chứng nặng nề ở những người nằm lâu ngày. Đặc biệt, việc chăm sóc và điều trị loét tỳ đè vùng cùng cụt cũng không đơn giản, nhất là với người cao tuổi có sức khỏe yếu và ăn uống không đủ dinh dưỡng.
Loét do tỳ đè rất hay gặp ở vùng xương cùng cụt gây ra đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh, thậm chí tử vong nếu biến chứng nặng. Mặc dù y học ngày càng phát triển nhưng việc điều trị loét do tì đè vẫn rất khó khăn, cần sự kết hợp của nhiều chuyên khoa và cách chăm sóc hợp lý. Vì vậy, để vết loét tỳ đè vùng cùng cụt được chữa trị khỏi hoàn toàn, người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng này và tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Loét do tỳ đè là tình trạng da và các mô bên dưới bị tổn thương cục bộ, thường xảy ra ở những vùng cơ thể có xương nổi lên và tiếp xúc với mặt phẳng khác trong thời gian dài. Trong đó, loét tỳ đè vùng cùng cụt là tình trạng phổ biến nhất. Khi người bệnh nằm liệt trong thời gian dài sẽ tạo ra những bất động áp lực lên vị trí xương cụt, kết hợp với tình trạng da bị ẩm ướt, trầy xước nên dần dần hình thành các vết loét. Ngoài xương cụt thì các vị trí thường gặp loét tỳ đè khác như vai, gót chân, hông, đầu gối, mắt cá chân, lưng vai hoặc vùng chẩm.
Loét do tỳ đè vùng cùng cụt được đánh giá là tình trạng khá nguy hiểm và khó chữa. Những bệnh nhân có tuổi nằm liệt, nằm bất động sau tai biến, người bị chấn thương cột sống không thể vận động… đều là những đối tượng dễ bị loét tỳ đè vùng cùng cụt.
Bên cạnh yếu tố nguy cơ do bệnh lý khiến khả năng vận động hạn chế, vẫn có một số yếu tố thuận lợi khác góp phần hình thành loét tỳ đè gồm:
Do trọng lượng của cơ thể dồn tập trung ở vùng xương cụt của người bệnh nên khi người bệnh ngồi hoặc nằm quá lâu sẽ tạo thành áp lực chèn ép lên mô và phần mạch máu khiến máu không thể nuôi dưỡng da và mô, từ đó vùng da chỗ xương cụt bị tổn thương, lở loét và hoại tử. Tổn thương này ban đầu xảy ra ở tổ chức bên trong gần xương, sau đó phá hủy lên bề mặt da. Đặc biệt, với những người thừa cân, béo phì nguy cơ bị tỳ đè cao hơn do áp lực tăng lên.
Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ việc người bệnh không thể tự trở mình hay thay đổi tư thế dẫn đến trong quá trình di chuyển bệnh nhân, người nhà vô tình kéo lê người bệnh trên bề mặt giường, hoặc phản cứng, khiến cho vùng da, mô tiếp xúc bị tổn thương do ma sát, dẫn đến loét tỳ đè vùng cùng cụt.
Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người bệnh nằm bất động bị loét tỳ đè vùng cùng cụt tăng cao. Điều này có thể lý giải do ở người cao tuổi quá trình lão hóa tuần hoàn máu, chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cung cấp cho da và các tổ chức đều giảm dần. Lúc này, da mất tính đàn hồi và mất đi độ ẩm vốn có tạo điều kiện thuận lợi để các vết loét hình thành dễ dàng.
Với những người đại tiện, tiểu không tự chủ, hoặc đổ nhiều mồ hôi mà không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ làm tăng nguy cơ loét cùng cụt, đặc biệt những trường hợp này điều trị rất lâu khỏi.
Chế độ ăn không đầy đủ về lượng và chất sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất, không cung cấp đủ năng lượng để tái tạo tế bào và hồi phục vết thương. Chính vì thế, nguy cơ bị loét do tỳ đè vùng cùng cụt ngày càng cao.
Cũng như loét tỳ đè ở các vị trí khác, loét xương cùng cụt cũng trải qua 4 giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng gồm:
Với loét tỳ đè ở giai đoạn 1 hoặc 2, người bệnh có thể được điều trị tại nhà theo hướng dẫn sau đây:
Vệ sinh vết loét xương cùng cụt bằng băng gạc và nước muối sinh lý, sau đó lau sạch mủ ở vết loét. Dùng gạc thấm nước muối sinh lý 0,9% lau sạch dịch mủ và mô chết ở vết loét. Nếu vết loét đã ăn sâu, mủ có mùi hôi thối, thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chăm sóc.
Làm sạch vết loét tỳ đè vùng cùng cụt bằng dung dịch sát khuẩn để giảm nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế tổn thương ăn sâu và lan rộng giúp vết thương nhanh lành hơn. Đồng thời, sử dụng thêm kem dưỡng ẩm, kháng khuẩn, kích thích sinh tế bào da.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.