Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về men răng và những thông tin liên quan

Ngày 22/07/2022
Kích thước chữ

Men răng là lớp phủ bên ngoài của răng, đây được xem là lớp bảo vệ răng, giúp răng trở nên chắc khỏe hơn. Việc tìm hiểu về men răng sẽ giúp mọi người nắm được cách chăm sóc và bảo vệ răng tốt hơn.

Men răng là lớp phủ bên ngoài răng, là lớp gần như quyết định sự chắc khỏe của răng. Nếu như men răng yếu sẽ gây ra nhiều vấn đề ở răng. Do đó, việc tìm hiểu về men răng rất cần thiết giúp mọi người hiểu hơn cũng như biết cách chăm sóc và bảo vệ để nâng cao sức khỏe răng miệng được tốt hơn. 

Men răng là gì?

Men răng là lớp ngoài cùng và bao phủ bên ngoài răng. Đây là thành phần cứng nhất trong cơ thể nhưng vẫn sẽ bị mài mòn theo thời gian và rất dễ bị tổn thương. Men răng tạo màu cho răng, có chức năng bảo vệ ngà, tủy răng và giúp cho răng trở nên chắc khỏe hơn. 

Men răng chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể. Thành phần muối khoáng trong men răng có đến 96%, phần nhỏ còn lại là một ít chất hữu cơ và nước. 

Tìm hiểu về men răng: đây là thành phần cứng nhất trong cơ thể Men răng là gì?

Độ dày men răng trên thân răng không đồng đều vì vị trí dày nhất là ở răng với độ dày 2,5mm còn vị trí mỏng nhất là vùng cổ răng. Men răng đóng vai trò quan trọng đối với sự chắc khỏe của răng, nếu như men răng bị mài mòn nhiều thì không có cách nào tái tạo được. Không chỉ là những tác động ngoại lực hay vi khuẩn ảnh hưởng men răng mà thực phẩm hằng ngày chúng ta dùng cũng làm mòn và xỉn màu men răng.

Chức năng của men răng

Men răng là một lớp bảo vệ những thành phần bên trong của răng như thân răng, ngà răng, tủy răng. Nó bao bọc và che chở cho những phần mềm và dễ bị tổn thương bên trong. 

Thực tế, men răng là lớp mô rất khó bị tác động nhất trong cơ thể. Dù chúng ta luôn thực hiện các thao tác, dùng lực nhai, cắn, thực phẩm hằng chục năm liền mà lớp men này hầu như vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống, chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. 

Men răng đảm nhận vai trò và chức năng quan trọng:

Bảo vệ ngà răng, tủy răng

Bảo vệ ngà răng, tủy răng là nhiệm vụ quan trọng nhất của men răng. Vì ngà răng và tủy rất dễ bị tổn thương, một khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của răng. Ngà răng có cấu trúc xốp hơn vì hàm lượng khoáng chất thấp và nhiều thành phần hữu cơ. Còn tủy răng nằm phía trong là mô liên kết với mạch máu và tế bào thần kinh. 

Chính vì thế, ngà răng và tủy răng không đủ sức chống chọi là các tác động của acid thực phẩm, vi khuẩn, độc tố, tác động lực. Nếu như men răng vỡ hay mài mòn để lộ ngà răng thì răng sẽ trở nên nhạy cảm không chịu được nhiệt độ thực phẩm, sẽ bị ê buốt và đau nhức nhất là những lúc ăn nhai.

Thực hiện chức năng sinh lý

Men răng là cơ quan quan trọng hỗ trợ răng thực hiện các chức năng sinh lý như ăn, nhai, giao tiếp... Nếu không có lớp men, răng thường có màu ngả vàng, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Ngoài ra, men răng còn giúp răng không bị đau nhức, ê buốt và thoải mái hơn khi ăn uống.

Các yếu tố ảnh hưởng đến men răng

Tìm hiểu về men răng không thể bỏ qua những yếu tố ảnh hưởng đến men răng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến men răng, do đó việc tìm hiểu sẽ giúp mọi người hạn chế và biết cách chăm sóc và giữ gìn men răng tốt hơn:

  • Acid trong thức ăn: Thức ăn thừa trong khoang miệng mà không được làm sạch khi vi khuẩn tấn công, tác động lên phần đường bột có trong thức ăn tạo ra acid. Những acid này làm bào mòn men răng theo thời gian. 
  • Không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Điều này làm cho mảng bảm tích tụ, vi khuẩn sinh sôi gây bất lợi cho men răng.
  • Tetracyline: Dùng thuốc tetracycline sẽ làm màu răng bị thay đổi, xỉn màu.
  • Quá nhiều fluor: Dùng nước có fluor có nồng độ cao hơn mức quy định (hơn 2ppm) hoặc dùng những sản phẩm fluor quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm đục men răng. 
  • Tẩy trắng răng không đúng kỹ thuật: Khiến răng bị đổi màu.
  • Bệnh lý: Mắc một số bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, sưng nướu...
Các yếu tố ảnh hưởng đến men răng Các yếu tố ảnh hưởng đến men răng

Một số bệnh thường gặp liên quan đến men răng

Người bệnh bị mòn men răng thường mắc phải một số bệnh lý về răng miệng như sau:

Mòn men răng: Mòn men răng (mòn răng) là tình trạng men răng bị bào mòn do axit từ thức ăn và đồ uống hoặc do tác động cơ học, ảnh hưởng của tuổi tác. Tình trạng này khiến răng dễ bị nhạy cảm, đổi màu hoặc răng dễ bị sứt mẻ, mất răng.

Sâu răng: Tình trạng sâu răng thường xảy ra ở mọi đối tượng cả trẻ em và người lớn. Sâu răng sẽ làm phá hủy đi lớp men răng rồi đến ngà răng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Trường hợp sâu răng nặng có thể khiến cho vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào phần tủy răng và tạo ra cảm giác nhạy cảm, ê buốt mỗi khi tiếp xúc với nhiệt độ.

Thiếu sản men răng: Thiểu sản men răng là tình trạng thiếu hụt men răng do bất thường trong giai đoạn hình thành lớp men. Tình trạng này thường do 2 nguyên nhân chính là thiểu sản men răng di truyền (sinh men bất toàn) và thiếu sản men răng do tác động bên ngoài. Thiểu sản men răng có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Làm thế nào để bảo vệ men răng thật tốt?

Việc bảo vệ men răng thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là điều vô cùng quan trọng. Vì thế, bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý để bảo vệ men răng và phòng ngừa các vấn đề thường gặp răng miệng thường gặp: 

  • Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để không làm chảy máu chân răng, tổn thương nướu. 
  • Đánh răng theo đúng kỹ thuật, nghiêng bàn chải góc 45 độ, chải từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, chải với khoảng cách ngắn và dứt khoát, không tác động lực mạnh hạn chế mòn men răng. 
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa mắc ở kẽ răng, không nên dùng tăm tre.
  • Duy trì thói quen dùng nước muối hay nước súc miệng làm sạch khoang miệng sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng.
  • Thường xuyên lấy cao răng và khám răng định kỳ tại nha khoa 3 - 6 tháng/lần. 
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, với các thực phẩm giàu dưỡng chất, nhất là canxi, vitamin D, C, hay nhờ sự hỗ trợ của các thực phẩm có khả năng làm sạch răng miệng,... Hạn chế bổ sung những thực phẩm có màu đậm, khử khoáng men răng như bánh kẹo, nước uống có gas,...
Cách bảo vệ men răng, phòng ngừa bệnh răng miệng Làm thế nào để bảo vệ men răng thật tốt?

Mong rằng những thông tin trong bài tìm hiểu về men răng giúp mọi người hiểu hơn. Từ đó, có cách chăm sóc và bảo vệ răng toàn diện, chắc khỏe hơn. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin