Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Tìm hiểu về rau đắng và giải đáp nâng mũi ăn rau đắng được không

Ngày 21/05/2023
Kích thước chữ

Rau đắng là loại cây thuộc họ rau răm, có màu đỏ tím, cao khoảng 10cm. Rau đắng có lợi cho hệ tiêu hóa, kháng viêm, chống ung thư và tốt cho não bộ. Vậy bệnh nhân nâng mũi ăn rau đắng được không?

Sau nâng mũi, cơ thể còn yếu và cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường khả năng hồi phục vết thương. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đảm bảo protein, chất xơ, men vi sinh lợi khuẩn, chất béo, axit amin… Vậy sau nâng mũi ăn rau đắng được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về rau đắng và giải đáp thắc mắc trên nhé!

Các kiến thức về rau đắng

Rau đắng được đánh giá vừa là vị thuốc vừa là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Trước khi tìm hiểu nâng mũi ăn rau đắng được không bạn hãy tham khảo những thông tin sau đây về rau đắng.

Rau đắng là rau gì?

Rau đắng cùng họ rau răm, thuộc loại cây thảo và có tên gọi khác là rau xương cá. Cây có chiều cao khoảng tầm 10cm, dưới phần thân và cành nhẵn nhụi. Rau đắng chủ yếu mọc ở đồng bằng, trung du và vùng núi thấp. Đây cũng là một thành phần thuốc được sử dụng trong Đông Y. 

Rau đắng bao gồm 2 chủng loại là rau đắng đất và rau đắng biển. Trong đó, rau đắng đất mọc bò trên mặt đất, rau đắng biển mọc bờ ruộng, đầm lầy hoặc những nơi ẩm ướt. Rau đắng đất có thân nhỏ, nhiều đốt, lá mọc so le, có bẹ, hoa màu hồng tím. Rau đắng biển có lá mọc đối không cuống, hình thuôn, hoa màu trắng. Mùa hoa rau đắng đất từ tháng 5 đến tháng 6 còn rau đắng biển từ tháng 4 đến tháng 6. 

Trong Đông Y, rau đắng đất còn được gọi là rau đắng lá vòng, thốc hoa túc mễ thảo hay mễ toái thảo. Rau đắng biển lại được gọi cây biển súc, cây càng tôm, cây xương cá. 

Rau đắng đất có tính tình, không gây độc, rất tốt cho đường tiêu hóa, lợi tiểu, bài trừ thấp nhiệt, ngăn ngừa bệnh ung thư. Rau đắng biển tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, kháng ho. Đặc biệt, cả 2 loại rau đắng đều tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ tăng tuần hoàn não và các bệnh tim mạch. 

Tìm hiểu về rau đắng và giải đáp nâng mũi ăn rau đắng được không 2
Rau đắng biển có hoa màu trắng, tính mát

Rau đắng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe

Rau đắng có chứa tinh dầu, oxalic, axit silicic, galic, cafeic, glycosid, các dẫn chất polyphenol, dẫn chất anthranoid, các axit amin và các loại đường, chất nhầy… Nhờ đó, rau đắng có rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Trong rau đắng chứa một lượng lớn chất chống oxy hoá nên giúp loại bỏ các chất cặn bã của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng lão hóa hiệu quả. 
  • Lượng vitamin C trong rau đắng kết hợp với các chất tanin, saponin, flavonoid… giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập. 
  • Rau đắng được sử dụng trong các phương pháp trị liệu cho bệnh viêm phế quản, xung huyết, viêm xoang. Đặc biệt, rau đắng còn giúp long đờm, giảm ho và viêm họng rất tốt. 
  • Theo nghiên cứu thì rau đắng có khả năng chống lại acrylamide là tác nhân gây các bệnh về hệ thần kinh. Nhờ đó, ăn rau đắng giúp kích thích não bộ, tăng sự tập trung và làm giảm nguy cơ rối loạn nhận thức ở người cao tuổi. Đồng thời, rau đắng cũng giúp cải thiện tình trạng stress oxy hóa ở não bộ, giảm căng thẳng, lo âu, ngăn ngừa các cơn động kinh, rối loạn lưỡng cực, đau dây thần kinh. 
  • Các hợp chất trong lá rau đắng có tác dụng giảm sưng, tốt cho những bệnh nhân bị gút, viêm khớp. Bạn chỉ cần sử dụng lá rau đắng đắp lên vị trí sưng, đau khoảng 30 phút mỗi ngày. 
  • Tốt cho việc phục hồi vết thương trên cơ thể. 
  • Thành phần tinh dầu, acid silicic, tanin, các chất dẫn polyphenol, anthranoid trong rau đắng giúp làm tan sỏi ở người bệnh sỏi thận rất tốt. 
Tìm hiểu về rau đắng và giải đáp nâng mũi ăn rau đắng được không 3
Các món ăn từ rau đắng giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể

Một số bài thuốc quý từ cây rau đắng

Đối với người tiểu ít hoặc khó khăn, bạn sử dụng 16g rau đắng, 12g xa tiền tử, 12g mộc thông, 12g tỳ giải, 8g sơn chi tử sắc uống hàng ngày. 

Trường hợp bị đi tiểu rắt và có dấu hiệu buốt, dùng 8g rễ rau đắng, 8g hạt ké vông vang, 8g nhân trần, 8g mộc thông, 8g xa tiền tử, 8g lá tre, 3g đăng tâm thảo, 3g thông thảo để sắc uống. 

Nếu tình trạng nặng dẫn tới viêm bàng quang, bạn cần dùng 12g rau đắng, 20g tỳ giải, 20g bồ công anh, 12g sài hồ, 12g hoàng cầm, 12g hoạt thạch, 12g cù mạch, 6g mộc thông.

Trẻ em bị giun đũa lấy 100g rau đắng tươi sắc uống 1 lần/ngày. 

Chị em phụ nữ bị ngứa âm đạo thì sắc nước khoảng 200g rau đắng tươi.

Ngoài ra, rau đắng còn trị mụn nhọt, nhiệt miệng, quai bị. Bạn chỉ cần giã nhỏ rau đắng cùng muối sạch và cho vào vị trí tổn thương để đắp. 

Nâng mũi ăn rau đắng được không?

Nâng mũi là phẫu thuật can thiệp nhiều nên vấn đề dinh dưỡng sau khi nâng mũi rất quan trọng, góp phần hỗ trợ cho quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn. Nhiều người thắc mắc liệu nâng mũi có ăn rau đắng được không.

Rau đắng chứa nhiều chất xơ, vitamin, hợp chất lành tính vì thế nâng mũi ăn rau đắng được không thì câu trả lời là có. Đặc biệt, rau đắng được xem là bài thuốc kháng viêm, ngăn ngừa sẹo và tăng cường khả năng hồi phục da hiệu quả. Bạn chỉ cần chú ý tới liều lượng và cách ăn rau đắng hợp lý là đạt được kết quả rất tích cực. 

Tìm hiểu về rau đắng và giải đáp nâng mũi ăn rau đắng được không 5
Nâng mũi ăn rau đắng được không là thắc mắc của nhiều chị em

Lưu ý khi ăn rau đắng sau khi nâng mũi

Để không mắc các sai lầm ăn rau đắng sai cách, bạn hãy chú ý tới các vấn đề sau đây: 

  • Nên ăn cả phần lá và thân rau đắng. Bạn có thể ăn kèm với cháo hoặc chế biến các món ăn khác nhau như cháo cá lóc, rau đắng xào, canh rau đắng cá rô… 
  • Bạn có thể đem rau đắng đi luộc chín để khử bớt vị đắng. 
  • Nếu bạn có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn nhiều rau đắng bởi có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. 
  • Tuyệt đối không được ăn rau đắng liên tục trong vòng 3 tháng trở lên. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên bổ sung rau đắng trong những trường hợp điều trị thật sự cần thiết. 
  • Những người bị tiểu đường, mỡ máu cao, huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn rau đắng. 
  • Thai phụ không nên ăn rau đắng bởi có thể làm tăng nguy cơ bị xuất huyết, thậm chí sảy thai. 
  • Một số triệu chứng cho thấy bạn bị dị ứng với rau đắng gồm buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên bạn hãy tới ngay cơ sở y tế để được điều trị thải độc tố. 

Bài viết đã cung cấp các thông tin về rau đắng và giải đáp vấn đề nâng mũi ăn rau đắng được không. Nhìn chung, rau đắng chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng không được lạm dụng ăn quá nhiều. Đặc biệt, nếu bạn vừa phẫu thuật nâng mũi thì nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm để thúc đẩy quá trình hồi phục tốt hơn. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin