Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về tủy răng và ống tủy răng là gì?

Ngày 28/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cấu trúc của một chiếc răng hoàn bao gồm: Chân răng, thân răng, ống tủy, men răng, ngà răng, tủy răng, nướu răng, xương ổ răng, thần kinh và mạch máu. Mỗi chân răng có một hoặc nhiều ống tủy, ống tủy phụ (hay được gọi là hệ thống ống tủy).

Tủy răng, ống tủy răng là những thành phần khá nhạy cảm của răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết. Ở bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tủy răng, ống tủy răng và các bệnh răng miệng liên quan đến tủy răng ở bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu tủy răng, ống tủy răng là gì?

Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt gồm mạch máu và thần kinh, nằm trong hốc tủy và bao quanh bởi mô cứng của răng. Tủy răng đi vào từ phần định của chân răng. Hốc tủy là hốc nằm ở giữa răng, hốc ở phần thân răng được gọi là buồng tủy và tủy răng nằm bên trong hốc nên gọi là tủy buồng.

Tủy răng giúp hoàn thành các răng thứ cấp (răng trưởng thành), nuôi dưỡng và cung cấp nước cho cấu trúc răng. Đồng thời, giúp răng đàn hồi tốt hơn, ít giòn hơn và ít bị gãy khi nhai thức ăn cứng. Ngoài ra, tủy răng còn có chức năng cảm giác nóng và lạnh.

Ống tủy là hốc nằm ở chân răng, mỗi chân răng có thể có một hoặc nhiều ống tủy, ống tủy phụ (hệ thống ống tủy). Hệ thống ống tủy chứa tủy răng và kéo dài từ thân răng đến hết chân răng. Tổng số ống trên mỗi răng phụ thuộc vào số lượng chân răng từ 1 - 4 hoặc nhiều hơn.

Hình dạng ống tủy răng nhiều, bất thường, phân nhánh phức tạp được xem là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị tủy.

Tìm hiểu về tủy răng và ống tủy răng là gì? 1
Ống tủy là hốc nằm ở chân răng, mỗi chân răng có thể có một hoặc nhiều ống tủy, ống tủy phụ

Hệ thống ống tủy thông qua giải phẫu

Hệ thống ống tủy được chia làm hai phần, tủy buồng nằm ở thân răng giải phẫu và tủy chân nằm ở chân răng giải phẫu. Hệ thống này có thể sẽ rất phức tạp, khi các ống có thể phân nhánh, chia ra và nối lại. Thông qua giải phẫu, bên trong chân răng thường có một hệ thống phức tạp bao gồm một khu vực trung tâm (có dạng hình tròn, hình bầu dục hoặc mặt cắt ngang không đều) và các bộ phận (vây, nối, kênh phụ).

Miệng ống dạng hình phễu, kéo dài từ đường cổ răng tới vị trí chóp răng và kết thúc ở lỗ chóp - Mở ra tại chân răng ở đỉnh chóp hoặc trong vòng 3mm từ đỉnh chóp răng. Gần như tất cả phần ống tủy đều cong theo hướng từ ngoài vào trong, nên thường gây khó khăn trong quá trình làm sạch.

Điều trị tủy răng như thế nào?

Điều trị tủy răng là quá trình loại bỏ hết phần tủy răng, sau khi lấy hết mô tủy nha sĩ sẽ tiến xử lý phần ống tủy. Mục tiêu chính của việc điều trị tủy là tạo dạng, làm sạch tất cả các khoảng không bên trong hệ thống ống tủy. Sau đó là trám bít chúng hoàn toàn theo ba chiều không gian bằng vật liệu trơ.

Vì tủy răng không có khả năng tự lành thương, nên khi bị tấn công tủy răng sẽ dễ bị viêm nhiễm và chết. Bạn thường thấy việc tủy chết ở những người bị sâu răng lâu năm. Mặt khác, nếu tủy răng bị yếu, viêm nhiễm mà không được điều trị thì vết viêm nhiễm có thể lan xuống vùng cuống răng gây nhiễm trùng cuống. Khi nhiễm trùng lan rộng sẽ làm xương quanh răng viêm nhiễm, tiêu đi và gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Việc tủy răng viêm nhiễm, có thể tạo những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống. Việc điều trị tủy sẽ giúp bạn giữ được răng bền chắc hơn và tránh được các biến chứng sau này.

Tìm hiểu về tủy răng và ống tủy răng là gì? 2
Điều trị tủy sẽ giúp bạn giữ được răng bền chắc hơn

Lưu ý sau khi lấy tủy răng

Sau khi lấy tủy răng, người bệnh cần lưu ý những gì?

  • Sau khi lấy tủy không nên ăn luôn mà phải chờ đến khi thuốc tê hết tác dụng để hạn chế ảnh hưởng đến phần tủy mới điều trị.
  • Nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt như: Cháo, súp, sữa… để hạn chế áp lực lên răng vừa lấy tủy.
  • Lưu ý nên chọn những loại thực phẩm chứa ít tinh bột, ít đường để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng, quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh để tránh ảnh hưởng đến tủy răng.
  • Nên nhai chậm, nhai kỹ đồ ăn, tránh nhai nhiều ở răng đã chữa tủy để tránh nứt, vỡ hoặc đau răng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng với nước muối sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn. Có kết kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên kẽ răng.
  • Sau khi lấy tủy xuất hiện tình trạng đau và ê buốt răng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau.
  • Thường xuyên đi khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm để đảm bảo sức khỏe răng miệng và sớm phát hiện các bệnh răng miệng.
Tìm hiểu về tủy răng và ống tủy răng là gì? 3
Những lưu ý sau khi lấy tủy răng

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tủy tăng, ống tủy răng là gì? Cách điều trị cũng như những lưu ý sau khi điều trị tủy răng ra sao? Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề liên quan đến bệnh răng miệng.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm