Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp tụt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như: mất máu, thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng hay ở phụ nữ mang thai cũng khiến huyết áp giảm
Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta đối mặt hàng ngày. Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện, ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt. Cách điều trị bệnh tụt huyết áp trong trường hợp này là bổ sung nước ngay lập tức. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng huyết áp tụt với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Đối với nhiều người, huyết áp sẽ tăng cao theo tuổi tác nhưng một số người bị lại ngược lại tuổi càng cao thì lại càng dễ bị hạ huyết áp. Và thường thì tình trạng huyết áp tụt có thể gặp ở người trẻ do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, có vấn đề về sức khỏe.
Rất nhiều các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ hạ huyết áp, đặc biệt là các thuốc điều trị các bệnh về tim mạch, thuốc có cơ chế tác dụng liên quan tới hệ thần kinh như:
+ Thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim…
+ Thuốc lợi tiểu
+ Thuốc điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm
+ Thuốc điều trị rối loạn cương dương
Trong nhiều trường hợp huyết áp thấp, huyết áp tụt có thể là do hệ quả của chứng thiếu máu (số lượng, chức năng của hồng cầu, hemoglobin thấp hơn so với mức bình thường) thường thì trong trường hợp này người bệnh có kèm theo biểu hiện hoa mắt, chóng mặt.
Trái tim là trung tâm của hệ tuần hoàn, có vai trò bơm máu tới tất cả các cơ quan trong cơ thể. Chính áp lực bơm máu của trái tim lên các mạch máu tạo nên huyết áp của cơ thể. Hiện tượng hạ huyết áp sẽ rất dễ xuất hiện nếu bạn mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim…
Bên trong cơ thể, hệ thần kinh thực vật là cơ quan điều khiển các chức năng mà không thể tác động được bằng cảm xúc như mồ hôi, tiêu hóa… Nó cũng kiểm soát sự mở rộng hay thu hẹp của các mạch máu. Nếu chức năng của hệ thần kinh thực vật bị rối loạn có thể dẫn tới các mạch máu của bạn bị giãn nở quá mức gây nên hạ huyết áp.
Huyết áp cũng chịu tác động mạnh mẽ bởi nồng độ hormon trong cơ thể, điển hình như hormon estrogen, progesterone, cortisol, aldosterone. Nếu bạn thường xuyên bị hạ huyết áp thì rất có thể nguyên nhân là do rối loạn nồng độ các loại hormon này.
Khi bạn đứng trong một thời gian dài, máu sẽ dồn xuống chân nhiều hơn (giảm ở phần trên của cơ thể). Lúc này, cơ thể có thể bị nhầm tưởng là huyết áp đang bị tăng cao, não sẽ truyền tín hiệu để trái tim đập chậm hơn. Điều này càng làm cho huyết áp tụt ở phần trên của cơ thể dẫn tới hạ huyết áp.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì hạ huyết áp còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như: sốc tinh thần do nhìn thấy một cảnh tượng sợ hãi, mất máu nhiều sau tai nạn, sốc phản vệ, sốc nhiễm trùng, sốc tim…
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...