Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bệnh Lao (Tuberculosis - TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra và có ảnh hưởng xấu đến phổi. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho biết căn bệnh này là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong trong năm 2023, vượt qua cả COVID-19.
Con số ghi nhận về số người mắc bệnh và những ca tử vong do Lao có sự biến động lớn trong năm vừa qua. Công cuộc chống lại bệnh Lao mang nhiều thách thức mà các chuyên gia và người dân cần phải đối mặt. Những vấn đề trên đã được đề cập trong bài báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bài viết này sẽ đem đến những điểm nổi bật từ Báo cáo toàn cầu về bệnh Lao năm 2024 của WHO.
Một căn bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như bệnh Lao hiện diện ở tất cả các quốc gia trên thế giới và ở mọi nhóm tuổi.
Bệnh Lao (Tuberculosis - TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra và có ảnh hưởng xấu đến phổi. Bệnh này có thể lây lan qua không khí khi người bị Lao ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ. Tuy nhiên bệnh Lao có thể phòng ngừa và chữa khỏi được.
Theo báo cáo mới nhất của WHO, đã có đến khoảng 8,2 triệu người mới được chẩn đoán mắc bệnh Lao vào năm 2023 - đây là con số cao nhất được ghi nhận kể từ khi WHO bắt đầu theo dõi bệnh Lao toàn cầu vào năm 1995. So với 7,5 triệu ca đã được báo cáo vào năm 2022, số liệu trên đã cho thấy số ca mắc Lao đã tăng khá đáng kể.
Bệnh Lao đã trở thành căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trong năm 2023, vượt qua cả COVID-19.
Theo thống kê năm 2023:
Ngoài ra, căn bệnh này có ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia có gánh nặng bệnh tật. Hơn 67% số ca mắc toàn cầu đến từ Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Pakistan Nigeria, Bangladesh và Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong số đó, 5 quốc gia đầu tiên chiếm 56% gánh nặng bệnh Lao toàn cầu.
Bệnh Lao là một mối nguy hiểm tiềm ẩn đến sức khỏe con người trên toàn thế giới. Hơn thế nữa, công cuộc chống lại căn bệnh này phải đối mặt với những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng mắc và điều trị Lao.
Những yếu tố như suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, nghiện rượu, hút thuốc lá và đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính góp phần làm gia tăng số ca mắc Lao mới. Báo cáo cho thấy rằng các yếu tố trên sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh Lao hơn.
Bên cạnh đó, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi bệnh Lao phải đối mặt với chi phí thảm khốc (vượt quá 20% thu nhập hộ gia đình hàng năm) để có thể tiếp cận việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Có khoảng 50% hộ gia đình thuộc nhóm này phải đối mặt với tổng chi phí chẩn đoán và điều trị khổng lồ.
Trong số những đối tượng mới được chẩn đoán mắc bệnh Lao vào giai đoạn 2022 - 2023, không ít bệnh nhân đã mắc bệnh trong những năm trước đó, tuy nhiên việc chẩn đoán và điều trị đã bị chậm trễ do những gián đoạn liên quan đến COVID-19.
Số lượng ca tử vong do Lao đã gia tăng vào những năm vô cùng khó khăn của đại dịch COVID-19 (2021 - 2022). Đến năm 2022 và 2023, số ca tử vong do bệnh Lao đã giảm đáng kể, đồng thời tỷ lệ mắc Lao cũng tăng chậm lại. Đây chính là kết quả của sự phục hồi trong chẩn đoán và điều trị bệnh Lao sau giai đoạn COVID-19.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết rằng WHO đã kêu gọi các quốc gia thực hiện tốt các cam kết của WHO về việc sử dụng các công cụ hiện đại nhằm ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh Lao.
Việc tăng cường khả năng tiếp cận chẩn đoán sớm và chính xác bằng xét nghiệm chẩn đoán nhanh phân tử do WHO khuyến nghị là một trong những yếu điểm của nỗ lực tăng cường áp dụng các công cụ hiện đại, để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, bệnh Lao đa kháng thuốc hoặc kháng Rifampicin (MDR/RR-TB) vẫn là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Trong số 400.000 người ước tính đã phát triển MDR/RR-TB vào năm 2023, chỉ có 44% ca mắc được chẩn đoán và điều trị. Số người được chẩn đoán mắc đa Lao kháng thuốc và điều trị giảm nhẹ so với năm 2022.
Việc điều trị MDR/RR-TB cũng gặp nhiều thách thức, đòi hỏi các phương pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến hơn. Mặc dù WHO đã đưa ra khuyến nghị lựa chọn các phác đồ sử dụng thuốc uống từ năm 2018, tuy nhiên việc triển khai rộng rãi vẫn còn hạn chế do sự khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực cần thiết, chi phí điều trị cao và khả năng quản lý các trường hợp kháng thuốc vẫn chưa được tối ưu.
Tỷ lệ thành công trong điều trị MDR/RR-TB trước đây khá thấp, tuy nhiên đến năm 2023 thì đã được cải thiện lên đến 68%. Ngoài ra, tỷ lệ điều trị thành công bệnh Lao nhạy cảm với thuốc cũng được duy trì ở mức 88%.
Chiến lược End TB của WHO được thông qua vào năm 2014 - 2015 với mục tiêu là kết thúc dịch bệnh Lao. Chiến lược này muốn tập trung vào việc giảm tỷ lệ mắc bệnh Lao, số ca tử vong và chi phí mà người bệnh phải đối mặt. Xét giai đoạn từ 2015 - 2023, tỷ lệ giảm ròng về số ca tử vong do bệnh Lao trên toàn cầu là 23%, đạt gần ⅓ mục tiêu giảm 75% vào năm 2025 mà chiến lược End TB đã đề ra.
Vắc xin phòng bệnh Lao Bacille Calmette-Guérin (BCG) hiện là loại vắc xin duy nhất được cấp phép để phòng ngừa bệnh Lao. Đây là loại vắc xin đã tồn tại trong gần 100 năm và là một trong những loại vắc xin được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Tuy nhiên vắc xin BCG không hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh Lao ở người lớn, cả trước và sau khi phơi nhiễm với vi khuẩn Lao. Nó chỉ có hiệu quả chủ yếu giới hạn trong việc chống lại bệnh viêm màng não và bệnh Lao lan tỏa ở trẻ em. Điều này liên quan đến sự khác biệt trong phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn Lao và giới hạn của vắc xin trong việc tạo miễn dịch lâu dài chống lại bệnh ở người lớn, đặc biệt trong các khu vực có tỷ lệ lưu hành bệnh Lao cao.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển các loại vắc xin mới và tiên tiến hơn trong việc phòng ngừa bệnh Lao cho cả người lớn và trẻ em. Tính đến tháng 08/2024 đã có 15 loại vắc xin đang trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau.
Bệnh Lao là một căn bệnh nhiễm trùng để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc phòng ngừa căn bệnh này cần được chú trọng. Bên cạnh việc tìm hiểu và nâng cao nhận thức về bệnh Lao, còn cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Ngoài ra, viêm phòng vắc xin cho trẻ nhỏ cũng là điều cần ưu tiên thực hiện để phòng ngừa bệnh Lao từ sớm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.