Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không?

Ngày 14/11/2024
Kích thước chữ

Một số trẻ sau khi tiêm phòng lao bắt đầu xuất hiện tình trạng mưng mủ tại vết tiêm, tuy nhiên đây là hiện tượng phổ biến. Thế nhưng vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng liệu có sao không? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về tình trạng này và xem rằng liệu có nguy hiểm không.

Sau khi tiêm vắc xin lao, trẻ có thể xuất hiện tình trạng mưng mủ tại vết tiêm đây là một phản ứng miễn dịch phổ biến sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn và lo lắng. Dưới đây là những thông tin giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi.

Vắc xin nào phòng bệnh lao?

Bệnh lao là một bệnh lý do vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis - MTB) gây ra. Loại vi khuẩn này lây qua đường không khí, khiến khả năng lây nhiễm rất cao. Chỉ cần hít phải không khí chung với người bệnh, nguy cơ nhiễm lao đã có thể xảy ra. Khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân có nguy cơ gặp các biến chứng về phổi và vi khuẩn có thể lan tới xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác. Hiện tại, Bộ Y tế đã đưa vắc xin phòng ngừa bệnh lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, áp dụng cho trẻ sơ sinh đủ điều kiện tiêm chủng.

Vắc xin BCG (Bacille Calmette-Guerin) là loại vắc xin giúp phòng ngừa bệnh lao. BCG chứa vi khuẩn lao đã được làm yếu, do đó không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giúp tạo ra sự bảo vệ cho cơ thể. Vắc xin BCG được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt có hiệu quả trong việc phòng ngừa các dạng lao nguy hiểm như viêm màng não lao, với hiệu quả bảo vệ lên tới 70%. 

Loại vắc xin này chỉ cần tiêm một liều duy nhất, không cần tiêm nhắc lại. Ngoài ra, vắc xin BCG cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn loét Buruli và các dạng vi khuẩn lao không điển hình khác.

Vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không? 1
Vắc xin BCG (Bacille Calmette Guerin) giúp phòng ngừa bệnh lao

Vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không?

Trước khi giải đáp thắc mắc vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không, chúng ta cùng theo dõi thông tin về các phản ứng thông thường xảy ra khi tiêm vắc xin phòng bệnh lao:

  • Sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm;
  • Sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin lao;
  • Trẻ có thể quấy khóc, biếng ăn và mệt mỏi;
  • Xuất hiện các nốt ban;
  • Nổi một nốt sần nhỏ tại chỗ tiêm (thường tự biến mất sau 30 phút).

Ngoài ra, khoảng 3-4 tuần sau tiêm, vùng tiêm có thể bị mưng mủ. Cụ thể, một lỗ rò tiết dịch có thể xuất hiện tại chỗ mưng mủ trong vòng 2-3 ngày, sau đó đóng vảy. Khoảng 2 tuần sau, lớp vảy bong ra, để lại một vết sẹo lõm nhỏ với đường kính khoảng 5mm. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đã đáp ứng miễn dịch với vắc xin lao. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị viêm hạch hoặc sưng hạch quanh vùng cổ hoặc sau tai sau 3-5 tuần tiêm và thường sẽ tự hết sau khoảng 1 tháng mà không gây di chứng.

Tuy nhiên trong trường hợp trẻ gặp một số phản ứng phụ như sưng hạch ở cổ, nách, dưới xương đòn bên trái hoặc xuất hiện mụn mủ lớn (đường kính trên 1cm). Nếu mụn mủ hoặc hạch mềm, da căng và chuyển trắng, cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi để hội chẩn và xem xét việc trích rạch mà không cần dùng thuốc điều trị lao dạng uống.

Chính vì vậy nếu vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có đường kính trên 1.5cm, mềm, căng và đã chuyển trắng, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ Ngoại Nhi để kiểm tra và xem xét liệu có cần can thiệp hay không.

Vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không? 2
Vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không là thắc mắc của nhiều phụ huynh

Nên chăm sóc trẻ sau tiêm phòng lao như thế nào?

Các phản ứng phụ như sốt nhẹ, mưng mủ và sưng tấy tại vị trí tiêm sau khi tiêm vắc xin lao là hiện tượng thường gặp, chứng tỏ vắc xin đang phát huy tác dụng, vì vậy phụ huynh không cần quá lo lắng. Sau khi đưa trẻ về nhà, gia đình có thể tiếp tục theo dõi và xử lý các phản ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với phản ứng hạch sau tiêm:

  • Hạch thường chỉ xuất hiện ở các vị trí như cổ, nách và trên xương đòn.
  • Hạch có thể xuất hiện một lần hoặc nhiều lần ở các vị trí khác nhau, tùy vào cơ địa của từng trẻ.
  • Hạch có thể tự tiêu hoặc tự vỡ, mẹ không nên tự ý nặn hạch mà chỉ cần theo dõi và vệ sinh đúng cách.
  • Nếu hạch bị sưng tấy đỏ và mưng mủ nhiều, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên môn để được chích hạch đúng cách.

Đối với vết tiêm:

  • Sau từ 2 tuần đến 5 tháng, vết tiêm lao sẽ mưng mủ, tùy vào cơ địa của từng bé.
  • Thời gian vết mủ khô miệng, đóng vảy và tạo thành sẹo cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi trẻ.
  • Một số bé có phản ứng quá mẫn có thể khiến vết mủ không khô miệng ngay mà kéo dài đến khi bé được 1 tuổi, và tình trạng này sẽ tự hết sau 1 tuổi.
  • Mẹ không nên sờ nắn vào vết mủ. Trong 3 ngày đầu khi hạch lao bị vỡ, vết thương cần tránh tiếp xúc với nước và xà phòng. Mẹ chỉ cần dùng bông sạch để vệ sinh hạch và mặc quần áo thoáng mát cho bé.
  • Mẹ có thể tắm cho bé bình thường khi vết mủ đã lành.
Vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không? 3
Trẻ thường xuất hiện hạch và mưng mủ ở nách cùng bên với tay đã tiêm vắc xin

Nếu các phản ứng sau khi tiêm vắc xin lao trở nên nghiêm trọng như sốt cao, bỏ bú kéo dài từ 1-2 ngày, vết tiêm và hạch sưng to bất thường, kéo dài hơn 6 tuần, thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, khóc liên tục, mệt mỏi, co giật, da tái, hôn mê... thì cần đưa trẻ đến cơ sở cấp cứu càng sớm càng tốt.

Trong một số trường hợp, sau khi tiêm vắc xin lao, trẻ có thể mất từ 1-5 tháng mới bắt đầu xuất hiện vết mưng mủ. Nếu sau 5 tháng vẫn không thấy tình trạng mưng mủ, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên, nếu vết tiêm vẫn không mưng mủ và không hình thành sẹo, gia đình nên cân nhắc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và xem xét khả năng tiêm lại vắc xin lao.

Những điều cần tránh:

  • Sử dụng kháng sinh: Không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh chống lao khi thấy trẻ khó chịu, quấy khóc. Kháng sinh chỉ nên dùng nếu trẻ bị nhiễm khuẩn do tụ cầu hoặc liên cầu.
  • Tự rạch mủ: Không nên tự xử lý khi hạch lao bị vỡ bằng cách rạch mủ, vì điều này có thể làm chậm quá trình lành vết thương, kéo dài thời gian mủ chảy và tạo sẹo.
  • Phẫu thuật cắt hạch: Phẫu thuật cắt bỏ hạch chỉ nên được thực hiện khi đã thử điều trị bằng phương pháp chọc hút mủ 2 lần mà không thành công. Quyết định phẫu thuật cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, bao gồm các nguy cơ liên quan đến gây mê và biến chứng có thể xảy ra.

Việc bé nổi hạch, sưng viêm sau tiêm phòng lao là phản ứng bình thường. Phụ huynh không cần lo lắng hoặc tự ý xử lý khi hạch lao bị vỡ. Nên theo dõi và chăm sóc bé đúng cách, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.

Vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không? 4

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “Vết tiêm lao mưng mủ sau 4 tháng có sao không?”. Việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động, từ đó củng cố sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm. 

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin lao cho trẻ em, cùng với các loại vắc xin khác để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Các bậc phụ huynh có thể lựa chọn tiêm riêng lẻ hoặc mua các gói tiêm chủng cho trẻ, đảm bảo sự an toàn và chất lượng dịch vụ y tế cho trẻ nhỏ của mình.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị uy tín cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới từ các nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu trên thế giới. Khi chọn tiêm chủng tại Trung tâm, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng chuyên nghiệp, có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm. Các bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn miễn phí và đưa ra lựa chọn vắc xin phù hợp cho trẻ. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin