Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu thụ trái cây không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn tăng cường đề kháng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải trái cây nào cũng đem lại lợi ích mà còn có thể gây bệnh nếu chúng ta tiêu thụ không kiểm soát. Quả amla khi ăn quá nhiều có thể gây ra các tình trạng về đường huyết, tiêu hóa và tim mạch.
Quả amla còn được gọi là me rừng, lý gai Ấn Độ hoặc amalaki, là một loại trái cây phổ biến trong y học Ayurveda của Ấn Độ. Là một nguồn dồi dào vitamin C, quả amla chứa nhiều chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thực phẩm nào, việc tiêu thụ quả amla quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy những tác dụng phụ đó là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, hãy tìm hiểu 5 tác dụng phụ phổ biến của quả amla khi dùng quá nhiều trong bài viết này.
Quả amla được biết đến với khả năng hạ đường huyết tự nhiên, thường được khuyến khích cho các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lượng lớn quả amla có thể khiến đường huyết giảm quá thấp (tình trạng hạ đường huyết), gây ra các triệu chứng như chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi và thậm chí là ngất xỉu trong trường hợp nghiêm trọng. Những người đang sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin cần tham khảo bác sĩ trước khi ăn amla để tránh tình trạng đường huyết giảm quá mức.
Mặc dù amla thường được biết đến với khả năng thúc đẩy tiêu hóa và làm sạch ruột, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đau bụng và buồn nôn. Hàm lượng chất xơ cao trong quả amla khi dùng quá mức có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, tính chua của quả amla cũng có thể làm gia tăng axit dạ dày, dẫn đến ợ nóng hoặc khó chịu ở vùng bụng. Những người có vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên thận trọng khi sử dụng loại quả này.
Quả amla được cho là có lợi cho gan nhờ khả năng giải độc và chống oxy hóa, thế nhưng việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây áp lực lên gan. Các hợp chất chống oxy hóa và lượng vitamin C cao trong quả amla khi tích tụ quá mức có thể khiến gan bị quá tải, giảm hiệu suất hoạt động.
Trong một số trường hợp, sử dụng quá nhiều amla cũng có thể gây tăng tiết mật, dẫn đến hình thành sỏi mật hoặc gây ảnh hưởng trầm trọng hơn đến các vấn đề gan mật hiện có.
Quả amla hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm cholesterol và cải thiện lưu thông máu. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến hạ huyết áp đột ngột, đặc biệt ở những người đang bị huyết áp thấp.
Ngoài ra, các hợp chất trong quả amla có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị tim mạch như thuốc chống đông máu, làm giảm hiệu lực của thuốc và tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, những người đang điều trị bằng thuốc tim mạch nên sử dụng quả amla một cách cẩn trọng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Một trong những tác dụng phụ chính của amla là có thể gây mất nước. Amla có đặc tính lợi tiểu và tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Vì vậy nó có thể dẫn đến mất nước và giảm cân trong một số trường hợp tiêu thụ sai cách.
Mặc dù không quá phổ biến nhưng việc tiêu thụ amla có thể gây dị ứng với một số người. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm ngứa, phát ban, sưng môi hoặc lưỡi và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ, lúc này cần cấp cứu y tế ngay lập tức.
Bạn chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải, khoảng 1 - 2 quả hoặc 1 - 2 thìa bột amla mỗi ngày. Nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào sau khi sử dụng quả amla, nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với những người đang dùng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Quả amla mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc cải thiện tiêu hóa cho đến hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, lạm dụng hoặc sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như các vấn đề tiêu hóa, ảnh hưởng đến đường huyết, quá tải chức năng gan,.... Trên đây là tổng hợp 5 tác dụng phụ phổ biến của quả amla khi dùng quá nhiều để giúp bạn đọc hiểu và sử dụng quả amla một cách hợp lý, vừa bảo vệ sức khỏe vừa nâng cao đề kháng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.