Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn luôn cảm thấy đầu óc của mình trống rỗng với những con số và môn toán, thì có lẽ bạn đang mắc phải hội chứng sợ toán. Hội chứng sợ hoàn toàn có thể khắc phục được nếu được phát hiện và điều trị sớm. Vậy dấu hiệu của hội chứng sợ toán là gì và các khắc phục như thế nào?
Sợ hãi hoặc lo lắng về Toán học không còn là vấn đề xa lạ đối với học sinh, hay thậm chí là người lớn. Giống như hội chứng sợ đám đông, hội chứng sợ toán sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi bạn đang tham gia một kỳ thi hoặc bài kiểm tra quan trọng. Do đó, nếu bạn hoặc những người thân yêu của bạn đang có dấu hiệu sợ môn Toán thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Hội chứng sợ Toán còn có tên tiếng anh là Dyscalculia. Dyscalculia tình trạng lo lắng và khiếp sợ khi phải đối mặt với các phép toán ở bất kỳ mức độ khó nào. Nỗi ám ảnh này có thể khiến nhiều người bỏ trốn khỏi Toán học và thậm chí tránh học những ngành nghề liên quan đến môn học này.
Hội chứng sợ Toán là cảm giác thất vọng về việc không có khả năng thực hiện các chức năng Toán học. Học sinh trải qua sự lo lắng như vậy ở các mức độ khác nhau nhưng đối với một số người, chỉ đơn giản là đến một lớp học Toán có thể là một thách thức với họ.
Có năm dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng sợ toán bao gồm: Hoảng sợ, hoang tưởng, hành vi thụ động, thiếu tự tin và cảm giác một mình:
Vì lo lắng về toán học nên hội chứng sợ toán sẽ tạo ra các triệu chứng và cảm xúc thực sự bên trong con người. Điều quan trọng là cha mẹ phải phân biệt những đặc điểm này ở con mình khi chúng xảy ra và nhận biết con mình đang trải qua hội chứng sợ toán.
Thời hạn mà các bài kiểm tra tính giờ áp đặt lên học sinh khiến họ cảm thấy lo lắng. Điều này khiến họ quên những khái niệm mà họ không gặp vấn đề gì khi nhớ ở nhà. Vì những bài kiểm tra này có thể có tác động tiêu cực đến điểm số, nên việc học sinh sợ thất bại càng được khẳng định. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khó phá vỡ.
Sự lo lắng về toán học cũng có liên quan đến những cảm xúc tiêu cực trong quá khứ. Nếu một học sinh bị la mắng vì trả lời sai, điều đó có thể làm cho sự lo lắng của học sinh đó trở nên tồi tệ hơn. Điều này cũng đúng nếu người đó cảm thấy xấu hổ trước mặt người khác. Tình trạng này lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm.
Học sinh cũng có thể tiếp thu cảm nhận của giáo viên về môn toán. Nếu một giáo viên hào hứng và tích cực đối với môn toán, học sinh cũng sẽ như vậy. Nhưng nếu các nhà giáo dục tiêu cực về nó, nó có thể có tác dụng ngược lại.
Nếu trẻ em được dạy rằng toán học là nhàm chán, vô dụng và chúng ta nói xấu môn học này với trẻ. Thì lớn lên trẻ em sẽ lớn lên tin rằng nó là như vậy. Vậy nên khi học toán, chúng sẽ không thể tập trung và thường có những suy nghĩ tiêu cực.
Một trong những cách tốt nhất để giúp ai đó vượt qua sự lo lắng về toán học là thông qua việc củng cố trí thông minh và kỹ năng của trẻ. Thay vì chỉ trích tiêu cực học sinh vì làm bài kiểm tra hoặc bài tập kém, hãy cùng chúng xem lại những vấn đề và kỹ năng mà chúng có thể thành thạo. Cũng có lợi khi cho con bạn tiếp xúc với những học sinh và người lớn có thành tích tốt về môn toán.
Gia sư là một giải pháp tốt mà phụ huynh nên tìm hiểu khi cố gắng giúp con của mình vượt qua hội chứng sợ toán. Thống kê cho thấy những sinh viên, học sinh hoàn thành chương trình dạy kèm 1 - 1 có thể mang lại kết quả học toán rất hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng các phương pháp nuôi dạy con thông minh và thường xuyên trò chuyện cùng trẻ.
Nếu đã thực hiện những cách như trên mà vẫn không vượt qua được hội chứng sợ toán. Thì bạn hãy gặp các bác sĩ tâm lý để được thăm khám, tư vấn và điều trị hội chứng một cách hiệu quả nhất.
Tóm lại, hội chứng sợ toán là có thực và nó đang xảy ra với rất nhiều người. Ngày nay, nhu cầu của xã hội ngày càng đòi hỏi về toán học. Vậy nên toán học phải được nhìn nhận dưới góc độ tích cực để giảm bớt sự lo lắng về môn học này.
Lại Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.