Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những thành phần hóa học gây ra căn bệnh dị ứng mỹ phẩm

Ngày 06/04/2018
Kích thước chữ

Bệnh dị ứng mỹ phẩm có nguyên nhân chủ yếu từ những thành phần hóa học gây hại đến sức khỏe của con người.

Bệnh dị ứng mỹ phẩm có nguyên nhân chủ yếu từ những thành phần hóa học gây hại đến sức khỏe của con người.

Bệnh dị ứng mỹ phẩm là căn bệnh gây ra bởi thành phần hóa học trong những món đồ làm đẹp mà bạn sử dụng hằng ngày. Bệnh này gây ra tác hại không chỉ về mặt tâm lý mà còn làm tổn thương nghiêm trọng cho làn da và mang đến những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, nếu để lâu ngày sẽ thành bệnh dị ứng mãn tính. Hiểu biết rõ về những thành phần có thể gây dị ứng trong mỹ phẩm là cách bảo vệ sức khỏe cho những ai thường xuyên gặp phải tình trạng này.

Sau đây là những thành phần hóa học thường xuyên gây ra những ca dị ứng mỹ phẩm, bạn nên xem kỹ thành phần trước khi chọn mua những sản phẩm có chứa các chất này.

Những thành phần hóa học gây ra căn bệnh dị ứng mỹ phẩm
Dị ứng mỹ phẩm gây ra rất nhiều trở ngại trong cuộc sống

Sodium lauryl sulfate                          

Đây là chất giúp tạo bọt trong các loại sản phẩm như xà bông, dầu gội, sữa tắm… Chất này có thể gây những kích ứng không mong muốn cho làn da và làm hư tổn giác mạc khi tiếp xúc trực tiếp với mắt

Dầu mineral oil

Hay còn được gọi là liquid paraffin, liquid petroleum, white oil… được sản xuất từ việc chưng cất dầu thô. Loại dầu này là thành phần thường thấy trong sản phẩm dưỡng thể, dưỡng da mặt như vaseline, dầu mát-xa, dầu tẩy trang... Với tính chất hóa học của mình, Mineral oil thường tạo thành một lớp mỏng không thấm nước trên da sau khi sử dụng từ đó làm tắc lỗ chân lông khiến cho khả năng bài tiết của da giảm sút.

Những thành phần hóa học gây ra căn bệnh dị ứng mỹ phẩm
Mineral Oil có nhiều trong dầu gội, dầu massage, dầu tắm...

Polyethylene glycol (PEG)

Đây là nhóm các chất giúp da giữ ẩm và thấm nhanh các dưỡng chất trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, trong thành phần của chất này có thể chứa một lượng nhỏ các chất bị nghi ngờ gây ung thư như dioxan và các chất thơm nhóm đa xiclic.

Nanoparticle (các vi hạt)

Thông thường, các nhà sản xuất ít khi công bố các hạt này trên bảng thành phần của mỹ phẩm. Tuy nhiên, chúng lại thường xuyên góp mặt trong trong thành phần của dung dịch dưỡng da và kem chống nắng. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng  các hạt này chủ yếu có lợi nhưng vẫn nên thận trọng khi sử dụng vì chúng có thể xâm nhập thẳng vào máu và gây nguy hiểm.

Paraben

Vì đây là một chất có tính gây hại nên người ta thường không đề paraben ngay trên bảng thành phần của sản phẩm mà thay vào đó là một loạt các chất có họ paraben như butylparaben, methylparaben, ethylparaben, propylparaben. Đây là một loại hóa chất kháng nấm mốc rẻ tiền và có tác dụng làm kéo dài thêm tuổi thọ của sản phẩm. Việc dung nạp quá nhiều paraben vào cơ thể sẽ gây ra rối loạn hoóc-môn, làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, kích thích khối u phát triển...

Những thành phần hóa học gây ra căn bệnh dị ứng mỹ phẩm
Paraben thường được để dưới các tên gọi khác như methylparaben, ethylparaben, propylparaben

Phenoxyethanol

Đây là một loại chất bảo quản và chúng có cả trong những mỹ phẩm được đề là mỹ phẩm tự nhiên hay mỹ phẩm hữu cơ. Ở châu Âu, người ta xem chất này là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay hệ thần kinh.

Triethanolamin (Tea)/Diethanolamin (Dea)

Có trong một số loại dầu xả, kem dưỡng da, gel cạo râu, dầu gội... Chúng có tác dụng điều chỉnh độ pH nhưng lại gây hại cho mắt, đồng thời khiến da và tóc mất dần độ ẩm.

Để hạn chế tác hại của những hóa chất có trong mỹ phẩm đối với da và sức khỏe, hãy là người tiêu dùng thông thái và nên chọn mua loại mỹ phẩm của những hãng có thương hiệu, vì những hãng này dù có sử dụng hóa chất nhưng chúng được kiểm soát chặt chẽ và chỉ trong hàm lượng cho phép nên phần nào tránh được những tác hại như dị ứng chàm, dị ứng nổi mề đay, bệnh dị ứng da mặt....

Bảo Hân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin