Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây từ người này sang người khác. Theo đó, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị thông thường để kiểm soát tình trạng bệnh lý. Vậy quá trình điều trị lao phổi thường diễn ra thế nào?
Quá trình điều trị lao phổi bao gồm các bước như chẩn đoán, xét nghiệm và tiến hành việc điều trị. Cùng tìm hiểu về quá trình này tại bài viết dưới đây.
Thông thường, những người khi nghi ngờ mắc phải bệnh lao thường được thăm khám, đánh giá y khoa về bệnh sử, thực hiện kiểm tra nhiễm khuẩn lao (xét nghiệm máu và xét nghiệm lao qua da), chẩn đoán hình ảnh của phổi (chụp X - quang) và thực hiện những xét nghiệm thích hợp được bác sĩ chỉ định.
Trong số đó, việc chụp X - quang phổi và xét nghiệm đờm là điều rất cần thiết để chẩn đoán được rằng liệu người bệnh có phải mắc bệnh lao hay không.
Thực hiện các xét nghiệm để khẳng định bệnh nhân có dương tính với nhiễm vi khuẩn lao hay nhiễm lao tiềm ẩn hay không.
Xét nghiệm lao qua da hay còn được gọi là xét nghiệm Mantoux được thực hiện bằng cách sử dụng lượng nhỏ dung dịch tuberculin và tiêm vào vùng da ở dưới cánh tay. Thông thường, người được xét nghiệm lao qua da sau khi xét nghiệm sẽ phải quay lại trong vòng từ 48 giờ đến 72 giờ để những chuyên viên y tế kiểm tra lại phản ứng ở trên cánh tay. Theo đó, các chuyên viên y tế sẽ kiểm tra những vùng cứng bị sưng tấy hoặc nhô lên, thậm chí là dùng thước để đo lại những vùng này. Nếu như da tự bị đỏ thì không được xem là một phần của sự phản ứng.
Kết quả của việc xét nghiệm lao qua da cần phụ thuộc vào vùng bị sưng tấy, bị nhô lên và vùng cứng. Bên cạnh đó, kết quả còn phụ thuộc vào mức độ nguy cơ của những người bị nhiễm vi khuẩn lao cũng như diễn tiến của bệnh lao nếu như đã bị nhiễm khuẩn.
Xét nghiệm máu (hay còn được gọi là xét nghiệm để phóng thích interferon-gamma hoặc IGRAs). Mục đích của xét nghiệm này đó là đo sự phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể với vi khuẩn gây nên bệnh lao. IGRA sẽ thực hiện việc đo sự phản ứng mạnh mẽ của hệ miễn dịch đối với vi khuẩn gây nên bệnh lao bằng việc thực hiện xét nghiệm máu ở trong phòng thí nghiệm.
Hiện nay có 2 loại xét nghiệm IGRAs phổ biến đó là:
Theo đó, IGRAs là phương pháp ưu tiên để thực hiện việc kiểm tra nhiễm khuẩn lao cho các đối tượng như:
Nếu như bạn nhận kết quả xét nghiệm lao qua da là dương tính thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện việc chụp X-quang phổi hoặc có thể là chụp CT. Thông qua những hình ảnh này sẽ quan sát được các đốm trắng ở trong phổi hoặc có thể nhận thấy được những sự thay đổi ở phổi do bệnh lao. Theo đó, việc chụp CT thường sẽ cung cấp hình ảnh phổi một cách chi tiết và rõ nét hơn khi chụp X - quang.
Những bệnh nhân nhiễm lao ở dạng tiềm ẩn thường được chỉ định điều trị nhằm ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh lao. Chính bởi người nhiễm lao ở dạng tiềm ẩn thường có chứa ít vi khuẩn hơn nên việc tiến hành điều hành điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo đó, có 4 phác đồ được sử dụng để điều trị nhiễm lao dạng tiềm ẩn và có 4 loại thuốc được dùng để điều trị nhiễm lao ở dạng tiềm ẩn đó là Rifampin (RIF), Isoniazid (INH), Rifapentine (RPT).
Để điều trị bệnh lao, bệnh nhân có thể sử dụng nhiều loại thuốc từ 6 đến 9 tháng. Theo đó, những thuốc kháng lao được ưu tiên sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh lao phổi phải kể đến như Pyrazinamide (PZA), Ethambutol (EMB), Rifampin (RIF), Isoniazid (INH).
Phác đồ để điều trị bệnh lao gồm 2 tháng đầu của giai đoạn đầu tiên và tiếp theo là giai đoạn duy trì là 4 tháng hoặc có thể là 7 tháng (Tổng số tháng điều trị có thể là 6 đến 9 tháng).
Theo đó, phác đồ điều trị thông thường nhất đó là:
Người bệnh lao phổi nếu như đang dùng thuốc pyrazinamide thì nên thực hiện việc xét nghiệm acid uric ở trong huyết thanh định kỳ. Đối với những người đang mắc bệnh lao nếu đang sử dụng thuốc ethambutol thì nên kiểm tra thị lực cũng như tình trạng bị mù màu xanh - đỏ theo định kỳ.
Trên đây là quá trình điều trị lao phổi dành cho bệnh nhân. Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh lý, bạn hãy tuân thủ theo các nguyên tắc điều trị và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt thật khoa học nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.