Ung thư da tế bào đáy chiếm đến 75% trên tổng số ung thư da. Căn bệnh này thường gặp nhất ở độ tuổi trên 50 và có thể phát triển thành nhiều thể khác nhau. Vậy ung thư da tế bào đáy là gì mà lại phổ biến và nguy hiểm đến vậy? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức tổng quan về ung thư da tế bào đáy một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
Ung thư da tế bào đáy là gì?
Ung thư da tế bào đáy là gì?
Ung thư da tế bào đáy (BBC) là loại u ác tính gồm nhiều tế bào ở lớp đáy thượng bì. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có sự giống nhau về miễn dịch, hình thái giữa tế bào ung thư lớp đáy và tế bào ngoài cùng nang lông nên rất có thể căn bệnh này xuất phát từ nang lông. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này vẫn còn là một ẩn số.
Các triệu chứng của ung thư da tế bào đáy
Các tế bào ung thư thường phát triển mạnh trên các phần tiếp xúc với ánh sáng của cơ thể, đặc biệt là đầu và cổ. Tuy nhiên, ung thư tế bào đáy cũng có thể di căn sang các bộ phận khác. Tính chất cũng như các biểu hiện lâm sàng của ung thư da tế bào đáy rất khác nhau. Những biểu hiện phổ biến nhất là:
-
Xuất hiện những nốt nhỏ: Khoảng 60% những người mắc ung thư da tế bào đáy gặp phải tình trạng này. Những nốt nhỏ thường bóng, chắc, có màu trong mờ hoặc màu hồng xuất hiện ở vùng mặt. Triệu chứng thường gặp đó là loét và đóng vảy tiết.
-
Sẩn đỏ hoặc hồng trên cơ thể: Xuất hiện trên cơ thể người bệnh và chiếm khoảng 30%, những nốt sẩn thường có ranh giới rõ hoặc đóng thành mảng. Rất khó để phân biệt với bệnh vảy nến hoặc viêm da cục bộ.
- Các mảng bám trên cơ thể: Xuất hiện các mảng bám không đều, phẳng và không để lại sẹo. Thường có màu đỏ hoặc hồng nhạt và không rõ ranh giới.
- Một số triệu chứng khác: Sản sinh sắc tố gọi là ung thư biểu mô tế bào đáy tăng sắc tố.
Ung thư da tế bào đáy xuất hiện những vết sần
Nguyên nhân gây ung thư da tế bào đáy
Tia cực tím (tia UV)
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh ung thư da, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào đáy. Đa số những người mắc ung thư da tế bào đáy thường làm việc ngoài trời và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong khoảng thời gian dài.
Yếu tố di truyền
- Di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư da tế bào đáy. Một số rối loạn di truyền có thể gây ra ung thư hoặc làm tăng nguy cơ gây ung thư da tế bào đáy bao gồm:
- Ung thư tế bào đáy Nevoid (hội chứng Gorlin): Những người có rối loạn di truyền hiếm gặp này có nguy cơ cao mắc ung thư tế bào đáy cũng như xuất hiện các triệu chứng như rỗ trên tay và bàn chân, bất thường ở xương sống và đục thủy tinh thể.
- Bệnh khô da: Những người mắc bệnh khô da thường không có khả năng bảo vệ hoặc hồi phục da khỏi tác động của tia cực tím nên họ có nguy cơ cao mắc ung thư da.
- Hội chứng Bazex: Một hội chứng gây ảnh hưởng tới vấn đề về tóc và làm tăng tiết mồ hôi. Bên cạnh đó, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da tế bào đáy.
Các yếu tố nguy cơ
Ngoài yếu tố từ môi trường, yếu tố di truyền thì một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư tế bào đáy bao gồm:
- Chủng tộc: Người châu Âu da trắng, tóc và mắt sáng màu thường dễ mắc ung thư da hơn do thiếu sắc tố melanin.
- Giới tính: Đàn ông sẽ có nhiều nguy cơ mắc ung thư da tế bào đáy hơn phụ nữ, mặc dù vậy, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ đang tăng lên.
- Tuổi tác: Tế bào ung thư thường mất khoảng vài thập kỷ để phát triển, vì vậy khoảng 80% ung thư da tế bào đáy xảy ra ở những người 50 tuổi hoặc lớn hơn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây khối u đã trở nên phổ biến hơn ở người trẻ tuổi và gia tăng mỗi năm ở độ tuổi trưởng thành.
- Hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch suy giảm, da sẽ mất đi lớp màng bảo vệ trước những tác động xấu từ môi trường. Về lâu dài, điều này sẽ khiến làn da bị bào mòn và dễ mắc phải các bệnh nghiêm trọng như ung thư da.
Các giai đoạn của ung thư da tế bào đáy
Ung thư da tế bào đáy tiến triển qua 5 giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn 0: Hay còn gọi là ung thư da biểu mô tại chỗ. Những tế bào bất thường được tìm thấy ở các mô tế bào vảy hoặc tế bào đáy biểu bì.
- Giai đoạn 1: Bắt đầu khi khối u đã hình thành. Tuy nhiên kích thước khối u lúc này không lớn, chỉ khoảng 2cm và da bắt đầu xuất hiện hiện tượng ngứa ngáy, đau rát hoặc nặng hơn là chảy máu, lở loét.
- Giai đoạn 2: Kích cỡ khối u thường đã tăng lên khá nhiều. Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, đau nhức xương, khó thở do các tế bào ung thư đang di căn.
- Giai đoạn 3: Ung thư có thể đã lây lan sang một hạch bạch huyết. Khối u phát triển nhanh hơn và lan dần xuống xương hàm, hốc mắt.
- Giai đoạn 4: Khối u ở giai đoạn này phát triển rất khó đoán, tùy theo thể trạng của bệnh nhân mà kích thước khối u sẽ lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, đến giai đoạn này các tế bào ung thư đã lan sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể như tim và phổi.
Điều trị ung thư da tế bào đáy như thế nào?
Chẩn đoán ung thư da tế bào đáy
Ung thư da tế bào đáy phát triển từ từ và ít dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục và hạn chế ảnh hưởng càng cao. Phương pháp chẩn đoán có thể là chụp CT toàn thân, chụp MRI hoặc xét nghiệm công thức máu.
Điều trị ung thư da tế bào đáy
Phẫu thuật ung thư da tế bào đáy
- Phẫu thuật: Loại bỏ tế bào ung thư bằng phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng. Một số phương pháp phẫu thuật được giới chuyên gia đánh giá cao như phẫu thuật cắt bỏ, phẫu thuật Mohs, Laser và phẫu thuật lạnh.
- Xạ trị: Là phương pháp quen thuộc trong điều trị ung thư trong đó có ung thư da. Mỗi đợt xạ trị thường kéo dài trong khoảng 1 - 4 tuần tùy từng giai đoạn bệnh.
- Dùng thuốc: Có 2 loại thuốc là thuốc uống và thuốc bôi được sử dụng trong điều trị ung thư da. Bạn cần xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, tránh dùng các loại thuốc không rõ tác dụng.
"Tổng quan về ung thư da tế bào đáy: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị ra sao" có lẽ bạn đã nắm được phần nào. Để bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi những căn bệnh ung thư nói chung và ung thư da tế bào đáy nói riêng, bạn cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh, khoa học. Đồng thời, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và sử dụng kem chống nắng cũng như các loại quần áo bảo hộ khi đi ở ngoài trời nắng cũng là điều cần thiết.
Phương Linh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp